"Chỉ có cái chết mới giải thoát được!". Những ý nghĩ u tối cứ
ám ảnh người thanh niên trẻ. Và trong một buổi chiều buồn, anh nhảy xuống vực,
mong kết thúc những ngày sống lê thê, mệt mỏi. Nhưng số mệnh Đoàn Đình Long
không thể kết thúc đơn giản như thế. "Đã hơn hai lần trái tim tôi bị cắt rời cơ thể vài tiếng đồng hồ...", võ sư Đoàn Đình Long, cựu huấn luyện viên trưởng đội Karatedo Việt Nam bắt đầu câu chuyện shock như thế. Chưa để người nghe hết choáng váng, ông tiếp: "Mà việc đó không chỉ xảy ra một lần..." Sinh năm 1947 trong một
gia đình đông anh em, ký ức tuổi thơ của Đoàn Đình Long gắn liền với những
tháng ngày vất vả thiếu thốn, từ bát cơm manh áo, đến những niềm vui nho nhỏ
của một đứa trẻ. Thật ra, đó cũng là một hoàn cảnh không mấy lạ của xã hội
những năm 1960. Võ sư Đoàn Đình Long (thứ 5 từ phải sang) cùng các môn sinh, Ảnh Đoàn Long Karatedo.com Hai lần "mổ phanh" và một lần "mổ moi" Ca mổ thứ nhất diễn ra năm 1974, do bác sĩ Tôn Thất Bách đảm nhiệm. Sau này Đoàn Đình Long vẫn đùa: đó là lần anh được 'mổ moi'. Như ông giải thích, 'mổ moi' nghĩa là cách mổ qua đường xương sườn, vết mổ rạch từ ngực ra lưng, lật xương sườn lên để lộ quả tim ra. Trong điều kiện y tế những năm đó quá thiếu thốn, ông bị nhiễm trùng. Vết mổ loét rộng ra. Toàn bộ tĩnh mạch hai tay bị viêm tắc khiến hai cánh tay gần như bị liệt cho đến một ngày sáu tháng sau, ông tự ngồi dậy trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Suốt nửa năm lấy bệnh viện là nhà ấy, một cô y sinh năm thứ 5 đã lặng thầm đem lòng yêu người bệnh nhân đặc biệt, sau là người bạn đời của cô. Chỉ ba tháng sau khi xuất viện, Đoàn Đình Long quay lại với xấp thiệp mời trên tay, cô dâu không ai khác chính là cô y sinh, người sau này không chỉ là bạn đời, mà còn là 'bác sĩ riêng' suốt đời của ông. Khi thực hiện ca mổ, dù không nói ra nhưng cố GS Tôn Thất Bách và nhiều giáo sư đầu ngành cũng chắc mẩm Đoàn Đình Long chỉ sống thêm từ 5 đến 7 năm nữa trong điều kiện được nghỉ ngơi. Nhưng Đoàn Đình Long có lẽ là mẫu người duy nhất luôn làm ngược lại những cấm kỵ bệnh tật. Không chỉ lấy vợ, rồi vật lộn với cuộc sống nuôi gia đình, và thay vì ngồi yên nghỉ ngơi như những bệnh nhân tim khác, Đoàn Đình Long tìm đến võ đường tập, hy vọng có thể cải thiện sức khỏe. Thế rồi với ý chí mãnh liệt, bản lĩnh sắt đá, ông quyết tâm đánh đổi 'mấy năm còn lại' của cuộc đời lấy nghiệp võ; để rồi không hiểu chính nghiệp võ hay định mệnh nào đã khiến ông mạnh mẽ. Ông không những sống sót cùng trái tim bệnh tật, mà còn có sự nghiệp võ học rực rỡ, khiến sau này khi gặp lại, GS Tôn Thất Bách hết sức ngỡ ngàng. Ông lần lượt là võ sinh Karatedo mang huyền đai đệ tam đẳng, võ sư, huấn luyện viên - Chủ tịch Liên đoàn Karatedo Hà Nội, huấn luyện viên đội tuyển Công an nhân dân, rồi trở thành huấn luyện viên trưởng đội Karatedo quốc gia. Tài sản tinh thần ông vô cùng tự hào là những mảng tường treo kín huy chương của chính ông và học trò từ những cuộc thi thể thao trong ngoài nước. Võ sư Đoàn ĐÌnh Long (thứ 3 từ trái sang) vào Huế thi nhị đẳng tại võ đường 116 Chi Lăng năm 1988, Ảnh Đoàn Long Karatedo.com Tại SEA Games 1993, trái tim bệnh tật của người HLV trưởng tưởng chừng không thể chịu nổi trước hai niềm vui quá lớn khi học trò ruột Nguyễn Anh Tuấn, Trần Văn Thông đoạt hai HC vàng, nhờ đó mà đoàn thể thao Việt Nam xếp ở vị trí thứ 6, vượt qua Myanmar. Năm 1994, trước khi dẫn đội tuyển Việt Nam sang Nhật tham dự ASIAD tổ chức tại thành phố Hiroshima, Đoàn Đình Long khiến cánh phóng viên và nhiều người nghi hoặc với phát ngôn: sẽ có giải trong đợt này, vì trên thực tế đến thời điểm đó, Việt Nam chưa bao giờ vượt qua được người Nhật trong môn thể thao xuất thân từ chính quốc gia này. Thế nhưng, các võ sinh của ông đã làm nên lịch sử với 2 HCB, đánh dấu lần đầu tiên Karatedo Việt Nam 'vuốt mặt' người Nhật. Không những thế, Đoàn Đình Long cũng là một trong những người đầu tiên tìm hiểu và đưa Pencatsilat vào Việt Nam, góp phần làm cho bộ sưu tập huy chương của thầy trò ông thêm phong phú. Nhưng cũng chính chuyến đi này là lần thứ hai đưa Đoàn Đình Long trở lại... bàn mổ của GS Tôn Thất Bách. Ngay từ khi ở Hiroshima, ông đã cảm thấy sức khỏe có vấn đề. Kết thúc chuyến đi, việc đầu tiên là vào viện. GS Tôn Thất Bách đã hết sức ngỡ ngàng khi gặp lại người bệnh nhân 20 năm trước, người mà ông đã nghĩ chỉ sống được 5 - 7 năm nữa. Ca 'mổ phanh' đầu tiên kéo dài 8 tiếng. Khi mở lồng ngực của ông, GS Tôn Thất Bách cùng đồng sự phải thay lưỡi cưa vì chiếc lưỡi cưa bị mẻ khi cưa xương ức. Bản thân GS Bách cũng chưa bao giờ gặp một ca như vậy, lồng ngực cứng như thép của một võ sư. Trái tim của Đoàn Đình Long được đưa ra khỏi lồng ngực hơn 4 tiếng và được bảo quản lạnh để GS Tôn Thất Bách thay hai chiếc van tim hỏng bằng van sinh học (van tim của động vật). Ca mổ thành công trong sự vui mừng khôn tả của gia đình, bạn bè và những người học trò của ông. Những người đã xếp hàng dài để tiếp máu cho người thầy đầy bản lĩnh. Thế nhưng, khác với lần trước, khi các bác sĩ dự liệu trái tim ông chỉ chịu được 5 - 7năm nữa thì Đoàn Đình Long sống tiếp 'một mạch' 20 năm sau. Lần thứ hai, khi đặt hai chiếc van sinh học vào tim ông, GS Bách và đồng sự hy vọng nó sẽ yên ổn ít nhất trong 20 năm. Thế nhưng chỉ 7 năm sau, năm 2001, Đoàn Đình Long lại phải lên bàn mổ. Hai chiếc van sinh học đã không được tốt như ông và GS Bách mong đợi. Lần này bên cạnh GS Bách còn có một trợ lý đắc lực là học trò, đồng thời đồng nghiệp của ông là bác sĩ Dương Đức Hùng cùng tham gia ca mổ. Sau này BS Hùng kể lại trong ca mổ kéo dài gần 10 tiếng, họ đã phải 'cắt, xẻo, gọt, vá...' trái tim tội nghiệp của ông. Thời gian và cường độ làm việc của một võ sư đầy nhiệt huyết và những vết sẹo từ cuộc phẫu thuật trước làm trái tim Đoàn Đình Long sần sùi lão hóa. Lần này là van tim bằng kim loại. Những tiếng lạch xạch như đồng hồ chạy phát ra từ lồng ngực Đoàn Đình Long -người ngồi cạnh cũng có thể nghe thấy - đi theo ông suốt đời. Không chỉ là bệnh nhân đặc biệt của cố GS Bách, mà có lẽ Đoàn Đình Long cũng là trường hợp hy hữu các bác sĩ bệnh viện Việt Đức chưa từng gặp. Qua mỗi ca mổ, lại nghe các bác sĩ kể về 'cái chết' của ông. 'Thực tế là tôi đã chết ba lần rồi. Lần thứ nhất đang mổ thì tìm ngừng đập phải cấp cứu; lần thứ hai cũng vậy; lần thứ ba khi bác sĩ vừa cưa xương ức thì tim đã ngừng đập. Các bác sĩ đã phải làm hết sức để cứu nó", 'người bệnh nhân vĩ đại' chia sẻ. Thế nhưng khi tạm yên ổn với trái tim được mổ lần thứ ba, chỉ vài năm sau ca phẫu thuật thì Đoàn Đình Long lại bùi ngùi tiễn đưa GS Tôn Thất Bách, người ân nhân, người bạn đã ba lần giành giật sự sống cho ông qua đời cũng vì bệnh tim. Nhà sử học Dương Trung Quốc chúc mừng võ sư Đoàn Đình Long trong ngày ông ra mắt hệ phái 14/11/2010, Ảnh Trần Việt Đức |
HỆ PHÁI >