LỊCH SỬ KARATEDO


Thời hồng hoang nguyên thủy, khi con người còn săn bắt hái lượm cũng đã biết võ thuật để tồn tại. Ngày nay, mọi người trên thế giới vẫn nghĩ về Okinawa - Một hòn đảo lớn nhất của quần đảo Ryukyu là đất tổ của Karatedo (Không Thủ Đạo).

  Vào đời nhà Lương ở Trung Quốc, năm 520 (sau Công nguyên) có một vị sư (Tổ sư thứ 28 của Phật giáo) từ Ấn Độ sang Trung Quốc truyền đạo đó là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma). Tại đây, ông là Sơ tổ của Thiền tông. Vì vua Lương Võ Đế và triều thần không hiểu được diệu đạo nên ông vượt sông Trường Giang (theo truyền thuyết trên một cọng cỏ lau) đến trú trì tại chùa Thiếu Lâm (tỉnh Phúc Kiến) ngồi thiền ( Zazen) nhìn vách đá chín năm. Pháp môn tu tập của ông rất khó nghiên cứu mà phải chứng nghiệm trực tiếp (Giáo ngoại biệt truyền, Bất lập văn tự, Trực chỉ chân tâm, Kiến tánh thành Phật). Một hôm, ông thấy môn đồ không chịu đựng nổi thời tiết giá rét khắc nghiệt khi hành thiền, nên thét lên một tiếng “Kiai” để lay thức nội tâm, hợp nhất sức mạnh, gia tăng khả năng chịu đựng cho các đệ tử. Từ đó, ông hướng dẫn Dịch Cân Tẩy Tủy Kinh để bảo tồn sức khỏe và mười tám thế võ giúp đệ tử vượt qua trở ngại, khó khăn khi đi truyền đạo. Vì vậy, nên người ta gọi là Shorin Kempo (võ Thiếu Lâm), thời nhà Đường có tên gọi là Tote (Đường Thủ). 

 Đến thế kỷ 15, khi Ryukyu còn bị Trung Quốc thống trị, một vị Lãnh sự Trung Quốc đã mang môn Shorin Kempo của nước này đến Ryukyu . Tại đây, môn Kempo của Trung Quốc đã được chấp nhận và bản địa hóa. Lúc đầu, nó chỉ truyền bá trong khu kiều dân Trung Quốc, được hình thành ở ngoại ô thành phố Naha rồi sau đó xuất hiện ở Shuri và Tomari. Tuy nhiên, sau Kỷ nguyên Kamakura (năm 1200), môn Kempo này cũng không giữ được bí truyền. Nó được người Nhật khám phá, nghiên cứu và phối hợp với nhiều võ phái để có một môn võ khác khoa học và thực dụng hơn.

Năm 1429, vào thời Muromachi, vua Sho Hashi hoàn tất việc thống nhất các lãnh địa ở Okinawa . Để ngăn chặn mưu toan nổi loạn, nhà vua nghiêm cấm việc sử dụng vũ khí ngoại trừ quân đội, các nhà quý tộc và triều đình. Đến thế kỷ 17 (năm 1609), dân chúng trên đảo chịu sưu cao thuế nặng bởi sự xâm chiếm của Lãnh chúa Satsuma, nhất là lúc quyền lực tập trung trong tay của Tổng đốc Toyotomi Hideyoshi mà dân chúng thời đó gọi là “cuộc săn kiếm của Hideyoshi”. Người dân chỉ được phép dùng dao khi đã đăng ký mượn trong một thời gian rất ngắn nên từ đó, các hệ phái môn Kempo đã phải hoạt động ngầm. Người dân đảo này muốn thắng được quân lính có trang bị vũ khí sắt bén họ phải nung nấu ý chí bằng cách hạ thủ đối phương chỉ bằng một đòn đánh. Muốn được vậy, họ bí mật khổ luyện hằng ngày, qua nhiều tháng năm đã biến tay chân và những bộ phận khác của cơ thể thành một thứ vũ khí có sức hủy diệt lớn. Để có hiệu quả của lực công phá, họ phải tập cho chai cứng các ngón tay, nắm đấm, phải xĩa hàng ngày vào thùng đậu dần dần cho đến tận đáy thùng hàng nghìn lần. Sau một thời gian luyện tập điều đặn, bài tập này được thay vào là cát, sạn, sắt vụn và các vật thể khác. Để có được một quả đấm trên 700Kg, hằng ngày họ phải đấm qua thác nước không để ướt tay hoặc gắp ruồi trên chén cơ

i hợp với hơi thở mới có thể phá vỡ áo giáp sắt hay chiếc mũ thép của đối phương được. Phương pháp thở bằng cơ hoành cũng được phối hợp nhịp nhàng qua các kỹ thuật. Họ phải ngồi Thiền (Zazen) hằng ngày cho đầu óc trống không, tập trung tư tưởng để khai thác năng lượng bản thân. Sự phối hợp phòng ngự, công, thủ được các cao thủ chiêm nghiệm giữa thiên nhiên và con người, hoặc qua thực chiến để sáng tạo thành những quyền pháp (Kata) rất có ý nghĩa. 

m để luyện một đòn đấm, một cú chặt bằng cạnh bàn tay. Muốn có một cú đá trên 1000Kg, họ đá hàng vạn lần vào các thân cây, bó mây có tính đàn hồi . Trong kỹ thuật của nghệ thuật tự vệ, đòn đấm, đá, đỡ… phải cực nhanh mới tạo ra sức mạnh và đạt tốc độ tối đa. Vận tốc sẽ làm tăng động lực theo công thức KE=1/2 M x V2 (KE là động lực, M là khối lượng, V là tốc độ). Nếu khối lượng (M) tăng gấp đôi thì động lực (KE) tăng gấp đôi. Nếu tốc độ (V) tăng gấp đôi thì động lực (KE) sẽ tăng gấp bốn lần. Đồng thời, họ áp dụng lực phản (→N = -→P) tức là đánh (hoặc đá) ra giật vào cùng một thời gian (trên một đường thẳng khương tuyến) như viên đạn bắn ra khi xuyên phá mục tiêu mới có hiệu quả. Đòn đỡ (Uke) cũng sẽ giảm tác dụng nếu không áp dụng quán tính Moment (↑↔↓M=F. d). Vai trò của hông, vai, lưng… khi thực hiện kỹ thuật phối hợp với bụng dưới sẽ tạo lực rất nhiều cho sức mạnh tổng thể, xuyên suốt. Nguyên lý thăng bằng (F1d1= Fedz, →F21 = -→F12) được áp dụng là điều không thể thiếu vắng. Từ huyệt Đan Điền (Taden) trở xuống chân đế là nơi chịu trọng lượng cơ thể để giữ thăng bằng, vai trò của hai bàn chân làm nhiệm vụ di động cho trọng lượng đó. Nếu phối hợp liên động nguồn lực (Kime) toàn thân với các nguyên lý trên, đòn thế của họ khi đến mục tiêu sẽ mang lại kết quả tuyệt diệu. Khi cần dứt điểm, họ thét “Kiai”để huy động tập trung cường lực phố

Để qua mắt đối phương, họ sáng tạo các vũ khí trá hình làm cho đối phương bất ngờ, phải khiếp sợ. Đó là những nông cụ để tác nghiệp của người nông dân chống lại dáo, gươm, thương, kích… khiến đối phương phải nhiều phen chiến bại. Những vũ khí này trước tiên là đòn gánh dài khoảng 2m như trường côn (Bo) sử dụng quyền biến trong mọi tình huống. Tiếp theo là chiếc néo đập lúa (còn gọi là côn nhị khúc hay Nunchaku) được sử dụng vừa bảo vệ thân thể vừa tấn công đa phương, làm đối phương có vũ khí sắt bén khó xoay xở được. Câu liêm (Kama), cặp câu liêm (lưỡi hái) cũng là vũ khí nguy hiểm cho đối phương mang kiếm. Đòn xay bột (Tonfa) với đường đi rất khó nhận biết vô cùng lợi hại khi sử dụng hai cái. Xóc rơm đinh ba (Sai) như một kiếm ngắn nhưng trùi mũi, đánh được cả hai đầu, có hai mấu để bắt, khóa, có thể sử dụng hai hoặc ba Sai trong tay một người sử dụng thành thạo. Lúc lâm trận, nó có thể gài bắt, ném, phóng và bẻ gãy kiếm đối phương một cách dễ dàng. Đa phần các loại vũ khí của Okinawa đều làm cho đối phương không ngờ và dấu diếm an toàn ở tay áo hoặc ngực áo. Với trình độ cao, người sử dụng có thể khống chế kiếm, kích, mã tấu v.v....
Đến thế kỷ 18, chính sách nghiêm cấm sử dụng vũ khí trong dân chúng nói trên chấm dứt. Năm 1901, Karatedo được chấp nhận như một môn học trong chương trình giáo dục thể chất tại các trường phổ thông ở Shuri của Okinawa nên còn được gọi là Okinawate. Vì có sự hòa trộn giữa võ cổ truyền người Nhật và môn võ gốc Okinawa nên qua các thời kỳ nó có nhiều tên gọi khác nhau.
Vào đầu thế kỷ 20 (năm 1916), thầy Gichin Funakoshi - Người đã Hiện đại hoá Karatedo (Học trò của Tổ sư Yasutsune Itosu) từ Okinawa về Nhật Bản truyền bá môn Karatedo hiện đại. Tháng 5 – 1922, tại trung tâm Thể dục thể thao Tokyo, thầy đã giới thiệu và biểu diễn môn võ này. Sau đó, thầy giữ chức Chủ tịch Hội võ thuật Cấp tiến Xã hội Okinawa (Okinawa – Shobukai). Đến năm 1929, thầy Gichin Funakoshi đã thay đổi các từ tượng hình để viết chữ “Không” theo nghĩa “Hư vô” nhấn mạnh tính không của vạn pháp dựa theo nguyên lý “Vô hành, vô tâm, tâm vô trú xứ” và lấy tên là Karatedo (Không Thủ Đạo). Thầy cũng hệ thống lại môn võ này thành ba phần chính là : Kỹ thuật căn bản (Kihon Kititsu), Quyền (Kata) và Đối luyện (Kumite) được các hệ phái khác ủng hộ, thời kỳ này gọi là Shin Karatedo (Tân Không Thủ Đạo). Cũng ở thời gian này, các câu lạc bộ được thành lập trong các trường Đại học Hoàng gia ở Tokyo, Shoka, Takusoku…
Năm 1930, thầy Kenwa Mabuni (Chưởng môn Hệ phái Shito Ryu) và Chojun Miyagi (Chưởng môn Hệ phái Goju Ryu) cũng đã thành lập nhiều Câu lạc bộ Karatedo lớn ở Osaka. Đến năm 1935, thầy Gichin Funakoshi biên soạn và xuất bản cuốn sách “Karatedo Kyohan” tạo bước phát triển vững chắc trong làng võ thuật Nhật Bản. Năm 1936, thầy đã thành lập Hệ phái Shotokan Ryu (Tùng Đào Quán Lưu). Sau này, thầy Hironiri Ohtsuka cũng thành lập Hệ phái Wado Ryu (Hòa Đạo Lưu). Bốn hệ phái chính này có một số nét đặc trưng phòng ngự như sau:
1) Hệ phái Shotokan Ryu (Tùng Đào Quán Lưu): “Đòn đỡ cũng là đòn tấn công dưới sự bộc phát của cường lực (Kime) cao nhất” .
a) Sức mạnh: Tốc độ càng nhanh thì sức càng mạnh, cường lực càng dũng mãnh mới xuyên phá được mục tiêu như khi luyện công phá. Bạn phải tập trung sức mạnh bàn tay (hoặc chân) và khi va chạm phải xuyên suốt bất kỳ vật cản nào mới mang lại hiệu quả. Trong đối kháng hiện đại, khi một đòn đấm thuận vào trung tâm cơ thể đối phương, bạn dùng bàn chân trước để xoay mũi chân sau về trước, tay cùng chiều với chân đấm ra chuyển thân mình thành tấn trước, vai nghiêng 450 khi chân chạm đất trước mặt. Hiệu quả của nó là ở cường lực xuyên phá. Trong đối kháng truyền thống, lúc đối phương đang lao nhanh vào tấn công bạn là thời điểm bạn sử dụng sức mạnh tối đa, chỉ cần một kỹ thuật đá ngang (Yoko geri) cho hai lực nghịch cộng lại sẽ có hiệu quả tốt. Đỡ bằng nắm đấm (Ken) để ngăn chặn đòn tấn công của đối phương trực tiếp là lấy sức mạnh để phá vỡ sức mạnh. 
b) Tốc độ: Đỡ nhanh nhẹn, nhu nhuyễn. Nó thuần về kỹ thuật tay mở (Sho), không va chạm trực tiếp, để linh hoạt dự bị cho những kỹ thuật phản công ngay sau khi đỡ. Đồng thời, bạn phải phối hợp tốt di chuyển thân pháp nhanh nhẹn để thực hiện kỹ thuật.
Những kỹ thuật căn bản nhưng được tập luyện thường xuyên như: Jodan age uke, Chudan uchi uke, Gedan Barai để được chuẩn xác phương hướng, phát lực hiệu quả. Sau đó, bạn tăng tốc độ, di chuyển theo đòn tấn công của đối phương. Những kỹ thuật này được biến thế qua kỹ thuật tay mở. Dạng này cũng được áp dụng trong các quyền thức các bài quyền nhập môn chủ yếu là nắm tay. Khi quá trình luyện tập lâu hơn, theo trình độ tăng tiến, bàn tay mở sẽ áp dụng nhiều hơn. Đòn đỡ của Shotokan Ryu là Tốc độ + Sức mạnh = Kime.
2) Hệ phái Wado Ryu (Hòa Đạo Lưu): “ Đòn đỡ cũng là điều kiện để tấn công”. 
Đòn đỡ luôn là động tác dự bị tấn công, nó sẽ không thực hiện nếu không nhằm mục đích tấn công. Đòn đỡ muốn có hiệu quả phải trên cơ sở đòn tấn công của đối phương nương theo chiều tấn công, không cản lại bằng những kỹ thuật Nagashi (dòng chảy), Inashi (đã qua) và Nori (cưỡi) để làm giảm lực tấn công của đối phương.
Khi đỡ đòn, kỹ thuật rất đa dạng, nhiều bộ vị trên cơ thể được sử dụng triệt để, tiến thoái xoay chuyển được chia đều cho toàn thân để nương một cực nhỏ chống đối lại cực lớn với phương pháp “Tam vị nhất thể” (3 trong 1). Ví dụ: đối phương tấn công một đòn đấm vào mặt, bạn sẽ nương theo đòn ấy chia đều khoảng cách cho các kỹ pháp: chuyển vị tức là thay đổi vị trí chân, chuyển thể tức là xoay chuyển toàn thân bằng hông và chuyển kỹ tức là làm biến đổi kỹ pháp. Nếu được vậy, bạn sẽ không chỉ vận dụng nhiều kỹ thuật ở đôi tay mà là của kỹ thuật toàn thân.
Trong tập luyện, bạn luôn ý thức ”Phòng ngự là tấn công và tấn công cũng là phòng ngự”, không sử dụng kỹ thuật đơn điệu mà phải sáng tạo.
3) Hệ phái Shito Ryu (Mịch Đông Lưu): “Quán tưởng (nhìn thấy) đối phương để có kỹ thuật phù hợp”.
Hệ phái này chú trọng các động tác nhanh nhẹn,tư thế đối kháng với tấn cao di động hữu hiệu, ít sử dụng lực, không cứng nhắc nguyên tắc mà sáng tạo phù hợp theo thể tạng mỗi người.
Quan điểm của Hệ phái Shito Ryu theo phương châm: 
a) Rakka (Cánh hoa rơi): Đón đỡ đòn tấn công của đối phương đến như hứng đỡ cánh hoa đang rơi xuống mặt đất.
b) Ryusui (Dòng chảy): Khi đỡ đòn tấn công của đối phương, ta phải nương theo lực đánh của họ như dòng nước chảy chứ không đỡ trực tiếp.
c) Ten-i (Hoán vị): Đòn tấn công của đối phương đến, chúng ta di chuyển thích hợp theo một trong tám hướng với đòn tấn công đó.
d) Kussin (Ẩn thân): Đòn tấn công của đối phương đến, chúng ta hóa giải bằng cách co duỗi thân thể, tạo khoảng cách an toàn mà đòn tấn công không thể va chạm được, ngay sau đó trở về vị trí cũ để phản công.
e) Hangeki (Phản kích): Phòng ngự và tấn công là một (Công phòng nhất thể), các bạn hóa giải được từ dự đoán được đòn tấn công của đối phương và phản công ngay cử động đầu tiên.
Tất cả phương pháp hóa giải của Hệ phái Shito Ryu được tập luyện từ kỹ thuật căn bản đến quyền thức, luôn ước lượng tốc độ, sức mạnh đối phương để áp dụng kỹ thuật có lợi thế cho ta. Nếu bạn cảm thấy tình huống khoảng cách không có lực, hãy áp dụng “Cánh hoa rơi”. Bạn hãy luôn soi rọi, tìm kiếm kẻ hở của đối phương để có kỹ thuật phù hợp.
4 )Hệ phái Okinawa Goju Ryu (Cương Nhu Lưu): 
Quan niệm của hệ phái này là “Chuyển động tròn” tức ứng dụng trong phòng ngự hoặc tấn công muốn có hiệu quả tốt, phải xoay chuyển liên động của các thành phần thân thể: hông, vai, cánh tay, chân v.v…Để hóa giải, bạn ứng dụng quán tính Moment (↑↔↓M=F. d ) vào kỹ thuật để lực mạnh nhất phát sinh vào giai đoạn giữa, khi lực va chạm đến sẽ bị triệt tiêu. Trong Goju Ryu, kỹ thuật được ước lượng tốc độ và sức mạnh, những sức mạnh không có lợi sẽ bị loại bỏ dần, kết hợp với các kỹ thuật nhu để cương nhu được nhuần nhuyển tạo ra sức mạnh tối đa. Hệ phái này chú trọng những điểm nhấn về các động tác nhanh-chậm-thả lỏng kết hợp sự điều khí hít thở cơ bụng, các kỹ thuật ngắn gọn, chặt chẽ. Phương pháp tập luyện có 3 cách: 
a) Luyện kỹ thuật Hachisabaki (Tám tám): Cánh tay xoay chuyển theo hình số 8 tạo sự linh hoạt cho chân và hông. Phương pháp di chuyển 4 phương hướng chính 900 và 4 hướng chếch 450.
b) Kakie (Quái thủ): Tạo sự niêm dính của hai cánh tay.
c) Sanchin (Tam chiến): Bài quyền giúp tấn pháp kiên cố để phát triển toàn diện.
Karatedo có trên một trăm hệ phái, mặc dù có rất nhiều hệ phái khác nhau nhưng tất cả đều theo một hệ thống võ thuật thế giới.

Đến năm 1940, Karatedo được tôn vinh ở Nhật Bản, trở thành bộ môn tiêu biểu nhất trong làng võ thuật nước này, rất nhiều trường Trung, Đại học đã thành lập Câu lạc bộ riêng. Karatedo không những được giới trẻ yêu thích để phát triển thân thể cường tráng, giáo dục tinh thần và thể chất mà còn đến với giới trung niên, các em thiếu niên như một phương cách gìn giữ sức khỏe. Môn võ này cũng rất tiện ích cho người phụ nữ nào muốn có một thân hình thon thả và để tự vệ khi cần thiết. Cũng vào năm này, thầy Choji Suzuki (Tổ sư của Karatedo Việt Nam) - Thuộc Hệ phái Takeno Uchi Ryu (Trúc Chi Nội lưu) của dòng thiền Soto (Tào Động) ở Nagasaki truyền thụ với mục đích “làm giàu tri thức, giàu ứng xử và giúp người là giúp mình”. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc vào năm 1945, thầy tình nguyện ở lại Việt Nam dạy những bài võ Karatedo truyền thống đầu tiên mang tính chiến đấu thực dụng cho bộ đội, tự vệ ở Liên khu bốn, sau đó chuyển công tác về Liên khu năm. Đến năm 1956, thầy thành lập Đạo đường Linh Trường Không Thủ Đạo (Suzucho Karatedo Dojo Noen Ryu) tại Huế, Suzucho là họ và tên ghép của người sáng lập nhưng cũng có nghĩa là “Tiếng chuông vang xa”. Hệ thống giảng dạy của hệ phái này là phương pháp Tewaza, Ashiwaza, Ukewaza, Ozodosad… cùng 9 bài quyền Yen và Maki nhằm mục đích “làm giàu tri thức, giàu ứng xử và không vì danh lợi cá nhân, quyền lực, được, mất, thực, hư ở cõi người” với tôn chỉ truyền thống: “Nhân ái, Trí tuệ, Dũng cảm” để rèn luyện tinh thần và thể chất, hành xử quang minh, chính trực, công bằng và cao thượng. Lấy sự chính trực và lòng chân thật làm hành trang đi tới Đạo. Với môn quy rất nghiêm khắc, người nhập môn phải chuẩn mực đạo đức, tôn trọng Đạo đường (Dojo), nghi thức, trung thực với mọi người, không chửi thề, thậm chí không hút thuốc lá, uống rượu. Họ được tôi luyện để bình thản với thắng, thua ở đời thường bằng một niềm tin, thấu đáo mọi lẽ, với khát vọng, ước ao đã hoạch định để hành động nổ lực đến mục đích mong muốn, nhằm vươn tới Chân - Thiện - Mỹ. Hệ phái Suzucho Karatedo Ryu có độ dày hoạt động khá lâu và nhất là thầy Chưởng môn sống gắn bó hơn nữa cuộc đời mình với Việt Nam - Nơi có truyền thống văn hóa lịch sử hào hùng nên hấp thụ nền văn hóa ở đây. Vì thế, môn võ này mặc nhiên trở thành Karatedo Việt Nam, có lực lượng môn sinh đông đảo nhất. Hiện nay hơn bốn vạn người tập luyện hằng ngày với năm khu vực của sáu mươi tư tỉnh, thành. Ngoài ra, hệ phái còn có trên mười Phân đường đã phát triển ở các quốc gia khác như Australia, Mỹ, Canada và Đông âu…Thời gian qua, Karatedo Việt Nam đã gặt hái nhiều thành quả vẻ vang với rất nhiều huy chương vàng, bạc ở các giải Khu vực, Châu lục và Thế giới mang vinh quang về cho Tổ quốc. Tổ chức Hệ phái hoạt động theo truyền thống của cố Chưởng môn đời thứ nhất: Choji Suzuki, được sự bảo trợ của Uỷ ban Thể dục Thể thao Việt Nam. Chưởng môn bổ nhiệm Trưởng tràng thành lập Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các Ban Chuyên môn. Chưởng môn có thể bãi miễn nếu Trưởng tràng và Ban Chấp hành làm việc không hiệu quả. Hiện nay, Hệ phái này đã chuẩn hóa kỹ thuật hài hòa với bốn Lưu phái chính là Shotokan Ryu (Tùng Đào Quán Lưu), Wado Ryu (Hòa Đạo Lưu), Shito Ryu (Mịch Đông Lưu) và Okinawa Goju Ryu (Cương Nhu Lưu) để cải tiến phương pháp huấn luyện và luyện tập được phát triển trên diện rộng. Môn võ này có thể hoà trộn, thẩm thấu Karatedo Hiện đại và Karatedo Truyền thống để trở thành Karatedo Việt Nam nhưng nét đặc trưng của Suzucho Ryu - Nền móng của tự vệ truyền thống sẽ không lẫn vào đâu được. Ngày 18-3-2007, Hệ phái Suzucho Ryu đã tiến hành Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2007-2012) tại TP.Hồ Chí Minh, đã thống nhất 9 chương trình hành động cụ thể của nhiệm kỳ này với tinh thần đoàn kết, trí tuệ, sáng tạo, chủ động hội nhập và phát triển. Đại hội đã thông qua sửa đổi môn quy, quyết định kể từ nay hệ phái có tên gọi là Suzucho Karatedo Ryu (Linh Trường Không Thủ Đạo Phái), phù hiệu hệ phái theo đúng mẫu cũ (Sư huynh Hạ Quốc Huy thiết kế từ tháng 3-1973), Tổ sư Suzucho Karatedo Ryu : Choji Suzuki (Phan Văn Phúc), Chưởng môn đời thứ hai: Tokuo Suzuki (Phan Văn Minh Đức). Học trò xuất sắc của thầy Choji Suzuki là Lê Văn Thạnh, hiện Trưởng tràng Hệ phái Suzucho Karatedo Ryu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Karatedo Lâm thời Việt Nam - Trọng tài Quốc gia - Huấn luyện viên Đội tuyển Karatedo Việt Nam - Trưởng Bộ môn Karatedo tỉnh TT Huế; Lê Công - Phó Trưởng tràng Hệ phái Suzucho Karatedo Ryu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Karatedo Lâm thời Việt Nam - Huấn luyện viên Trưởng Đội tuyển Karatedo Việt Nam - Trọng tài Quốc gia; Phó Trưởng tràng Ngô Văn Thanh, Phó Trưởng tràng Nguyễn Tấn Kiệt và Tổng thư ký Nguyễn Ngọc Thạo…ngoài ra, còn có các cao đồ và môn đồ như Henry Nguyễn Xuân Dũng, Hạ Quốc Huy, Trần Đình Tùng, Khương Công Thêm, Hoàng Như Bôn, Nguyễn Bá Kiều, Trần Định, Dương Đình Vinh, Nguyễn Chí Trí, Tôn Vĩ Đại, Trương Dẫn, Nguyễn Đình Kỉnh, Phan Hữu Bốn, Nguyễn Thông, Trương Đình Hùng, Lê Văn Phước, Hoàng Công Minh, Nguyễn Đình Anh Tuấn, Nguyễn Thành Tự, Nguyễn Phi Hổ, Huỳnh Văn Muôn, Lê Văn Lộc, Lê Văn Thọ, Hồ Vũ Sang, Vũ Kim Anh, Nguyễn Nguyệt Ánh, Nguyễn Đình Sơn, Dương Phước Hùng, Võ Ngọc Tín, Dương Đình Hội, Nguyễn Kính, Hoàng Mai Sơn, Phạm Hồng Hà, Hà Thị Kiều Trang, Nguyễn Thị Thảo Quyên, Hồ Thu Nguyệt Hằng, Nguyễn Hoàng Ngân v.v…đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển Karatedo Việt Nam ngày nay.
Vào năm 1950, các giải Karatedo được lần lượt tổ chức và phát triển mạnh mẽ tại các trường Đại học Nhật Bản. Thời kỳ này, ở đất Phù Tang, Karatedo tiến xa hơn những khu vực khác cả bề rộng lẫn chiều sâu. Đến năm 1958, Hội Karatedo Nhật Bản tổ chức giải vô địch Karatedo Toàn quốc đầu tiên. Luật lệ thi đấu Không Thủ Đạo đã được đặt ra nhằm mục đích hạn chế tối đa chấn thương, tử vong của vận động viên khi tranh giải. Vì vậy, các cuộc tranh tài càng phát triển, nhất là giữa các trường Đại học và Karatedo đã trở thành môn võ thuật mang tính thể thao. Trong tất cả kỹ thuật của Karatedo đều phải dựa trên nguyên lý toán học, vật lý học và phù hợp tâm - sinh lý học, kỹ thuật cương và nhu được phối hợp khoa học, với những va chạm ngắn, gọn, hẹp nên rất hiệu quả trong thực chiến. Hơn nữa, nó là một môn võ sau nền tảng căn bản là sự sáng tạo, không mặc định, là một loại vũ khí tự có của người tập để chiến đấu trong mọi địa hình, địa vật, trong cả không gian và thời gian hạn chế.
Trong Karatedo, tự vệ, phòng ngự có nghĩa là tấn công nên từ kỹ thuật sơ cấp cho đến cấp thượng đẳng đều không tấn công trước “Karate ni sente nashi” tinh thần của nó là không bạo lực, luôn nhẫn nhịn, đa phần hệ thống quyền pháp (Kata) của Karatedo đều bắt đầu bằng đòn đỡ. Mục đích đòn đỡ trong Karatedo là làm lệch hướng đòn tấn công của đối phương. Tuy nhiên, đòn đỡ để tự vệ cũng chính là đòn tấn công và không mang ý nghĩa thụ động mà phải sáng tạo triệt để. Vì vậy, trong Karatedo phòng ngự tức tấn công và tấn công cũng là phòng ngự nên phải có kỹ pháp để bảo toàn sự phòng ngự đó và nhất là không dùng sự hiểu biết về nó vào mục đích không chính đáng. Bởi vậy, khi tranh tài đối kháng, vận động viên có tâm an, thần định, có tinh thần thượng võ và hiểu rõ huyền vi trong cõi người mới lĩnh hội được điều này.

Sở dĩ Karatedo hấp dẫn mọi người khắp năm châu chính vì tính chất khoa học, thực dụng, mang tính thẩm mỹ và văn hóa đạo đức của môn võ này: chiến thắng nhưng tôn trọng đối phương, không hãnh tiến. Cho đến nay, Karatedo đã được truyền bá khắp nơi trên thế giới, từ Đông sang Tây với sự năng nổ của các Võ sư, Huấn luyện viên nhiều quốc gia khác nhau. Vì thế, Karatedo đã trở thành tài sản chung của cả nhân loại.
Năm 1960, tổ chức Hiệp hội Không Thủ Đạo Thế giới gọi tắt là W.U.K.O (The World Union of the Karatedo Organization) được thành lập. Kể từ đó, bằng nổ lực của mình, tổ chức Hiệp hội đã gieo vào nhận thức của các môn sinh Không Thủ Đạo những ước mơ cao đẹp, tất cả vì hạnh phúc của con người qua các kỳ thi Thế vận hội. Đến năm 1994, Hiệp hội này được đổi tên thành Liên đoàn Karatedo Thế giới (W.K.F), điều hành các hoạt động Karatedo khắp nơi trên thế giới, ban hành luật chuyên môn và tổ chức tranh giải quốc tế. Hiện nay, tổ chức này có trên 156 quốc gia, chia thành 5 Liên đoàn: LĐ Karate Châu Âu (EKF), LĐ Karate Liên minh Mỹ (PKF), Liên minh Châu Phi (UFAK), LĐ Karate Châu Á (AKF) mà Việt Nam cũng là thành viên và LĐ Karate Châu Đại Dương. Karatedo đã trở thành biểu tượng thành tựu về thể lực đẹp nhất của nhân loại. Nổi trội với tính đại chúng trên khắp toàn cầu là yếu tố không thể thiếu để cấu thành Liên đoàn Không Thủ Đạo Thể thao Quốc tế (International federation for Karatedo Sport).
Quá trình phát triển của Karatedo được biết nhiều từ Ấn Độ sang Trung Quốc đến Okinawa về Nhật Bản và ra thế giới. Karatedo là một Đạo mà người Nhật đã đem nó áp dụng vào cuộc sống và xã hội nên phải có chương trình đào tạo khoa học cũng như được hệ thống hóa toàn cầu. Hơn thế nữa, nó giúp con người - một “tiểu vũ trụ” điều hòa quân bình âm dương để tâm, trí được an định, bớt tham dục.
Trà đạo, Kiếm đạo, Hoa đạo cũng có nguồn gốc từ lục địa nhưng hưng thịnh ở Nhật Bản vào thế kỷ 13 - Thời Hojo Tokimare. Mỗi khi được bắt rễ trên các đảo thì luồng văn hóa đó phát triển một cách đặc biệt, nó không hoàn toàn phá hủy cái mới mà làm cho cái mới hoàn thiện hơn. Nghệ thuật tự vệ Không Thủ Đạo cũng vậy, chủ yếu là nó giáo dục thể chất và tinh thần để mang tính thể thao thời thượng đến với Thế vận hội.
Môn sinh diễn đạt một bài quyền (Kata) sẽ kích thích và khơi dậy tính sáng tạo trong con người. Một bài quyền Karatedo là cách điệu hóa các động tác kỹ thuật qua một chuỗi liên động thi đấu với đối thủ tưởng tượng, nó có khả năng truyền tải một lượng thông tin và sức mạnh lớn lao. Chức năng của đối kháng (Kumite) là dẫn dắt để khám phá ra sự thật trong bản tính con người thông qua việc tiếp cận và lý giải khi trận đấu đang xảy ra, từ đó tự tìm cho mình một vị trí chiến đấu thích hợp, hoàn hảo. Nếu chúng ta ứng dụng trong cuộc sống, nó sẽ bồi đắp thêm sự hăng say, sáng tạo trong công việc, luôn yêu thương giúp đỡ mọi người, phát triển thể chất, tâm và trí với tinh thần tự tại, tự giác. Võ đạo của Karatedo là văn hóa ứng xử giữa con người với tự nhiên, con người với con người và con người với chính bản thân mình. 
Karatedo là môn võ khoa học hiện đại, là nghệ thuật chiến đấu thực dụng nhưng bằng đức công bằng và lòng nhân ái. Thẩm thấu về Karatedo rất giống với sự thưởng thức nghệ thuật, phải chăng nó là bản tổng phổ trong âm nhạc, một bài thơ, một công trình kiến trúc hay một tác phẩm điêu khắc? hoặc cũng có thể hơn một kiệt tác nghệ thuật? Xét cho cùng thì Karetedo do tự thân sinh ra, nó chính là Đạo và được con người bắt gặp như một kiệt tác văn hóa. 
Hiện nay, Karatedo dù là thể thao hay truyền thống cũng đều phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các vận động viên toàn cầu cùng đến với nghệ thuật. Tất cả nhằm tạo dựng tinh thần, hoàn thiện nhân cách, phát triển tuệ giác, tính trung thực và đúng đắn của nhân loại


  • Sơ lược tiểu sử Tổ sư CHOJI SUZKI Sơ lược tiểu sử Tổ sư CHOJI SUZKI (Phan Văn Phúc) - (1919 – 1995)Sáng tổ Hệ phái Suzucho Karatedo RyuNgười đầu tiên gieo hạt giống Karatedo vào Việt Nam ...
    Được đăng 00:26 22 thg 7, 2011 bởi Người dùng không xác định
  • Chưởng môn Tokuo Suzuki Chưởng môn Tokuo Suzuki (Phan Văn Minh Đức) Võ sư Tokuo Suzuki (Phan Văn Minh Đức) sinh ngày 23 - 2 - 1957 tại Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên, Việt Nam ...
    Được đăng 23:38 10 thg 7, 2011 bởi Người dùng không xác định
  • Lịch sử KARATE Karate hay Karate-Do (Không Thủ Đạo) là một môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản). Karate là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng ...
    Được đăng 00:25 22 thg 7, 2011 bởi Người dùng không xác định
  • Thừa thiên Huế - Cái nôi của karatedo Việt Nam  Thừa thiên Huế - Cái nôi của karatedo Việt NamThầy Choji SuzukiNgười được xem là "ông tổ" của Karatedo Việt Nam là vị võ sư người Nhật Choji Suzuki ...
    Được đăng 23:40 10 thg 7, 2011 bởi Người dùng không xác định
  • Linh hồn karate  Linh hồn karateKhông nghi ngờ gì, một trong những nhân tố quan trọng nhất là cần phải trở nên thật sự giỏi Karate, đó mới chính là linh hồn ...
    Được đăng 23:42 10 thg 7, 2011 bởi Người dùng không xác định
  • Hiểu chữ "nhân " và chữ "đạo" trong võ thuật Hiểu chữ "nhân " và chữ "đạo" trong võ thuậtA-“Tam cương” và “ Ngũ thường” là những chuẩn mực đạo đức làm người trong lễ giáo ngày trước, theo đà ...
    Được đăng 23:44 10 thg 7, 2011 bởi Người dùng không xác định
Hiển thị bài đăng 1 - 6trong tổng số 6. Xem nội dung khác »

Sơ lược tiểu sử Tổ sư CHOJI SUZKI

đăng 23:34 10 thg 7, 2011 bởi Người dùng không xác định   [ đã cập nhật 00:26 22 thg 7, 2011 ]

Sơ lược tiểu sử Tổ sư CHOJI SUZKI (Phan Văn Phúc) - (1919 – 1995)
Sáng tổ Hệ phái Suzucho Karatedo Ryu
Người đầu tiên gieo hạt giống Karatedo vào Việt Nam năm 1940


Ông sinh ngày 10-6-1919 ở Tagajo Shi Miyagiken miền bắc Nhật Bản và mất ngày 6-2-1995 tại tỉnh Miyagiken. 
Ông là anh cả của 04 anh em trong một gia đình có truyền thống tự lập, là sinh viên Đại học Y Khoa, ông vừa làm thêm ở một hãng xe ô tô ở thủ đô Tokyo đồng thời say mê nghiên cứu võ thuật và đạo Phật tại Nhật Bản. Ông được Thiền sư Kisa Buroo, trụ trì ngôi chùa Shiogama Shinza nổi tiếng tại Thành Phố Shiogama, Tỉnh Miyagiken (cạnh Thành Phố Tagajo Shi Miyagiken nơi ông sinh sống) khai ngộ, truyền dạy Karate Take No Uchi Ryu thuộc dòng Thiền Soto (Tào Động) do Thiền sư Dogen Kigen (1200-1253) sáng lập. Ông là một trong 03 cao đồ hiếm hoi của Đại sư Kisa Buroo. Năm ông 21 tuổi, ông đã đạt ngộ được võ công thì cũng là lúc phải gia nhập quân đội Thiên hoàng đi khắp nơi và cuối cùng là đến Việt Nam năm 1940.
Kết thúc Đệ nhị thế chiến năm 1945, ông là một trong số binh lính Nhật không về nước mà ở lại Việt Nam tình nguyện tham gia mặt trận Việt Minh, huấn luyện những bài võ Karatedo chiến đấu đầu tiên cho bộ đội, du kích, tự vệ phục vụ vùng Liên khu bốn của Cách mạng. Năm 1952, ông chuyển công tác vào xưởng sản xuất dụng cụ y tế ở Quảng Ngãi. Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Minh Lệ (Cô Năm) - Người nữ cứu thương của Liên khu năm gốc Tam Quan-Bình Định và lấy họ tên Việt là Phan Văn Phúc. Các con ông cũng được đặt tên theo quê ngoại: Phan Văn Minh Đức (Tokuo Suzuki), Phan Thị Ngọc Mỹ (Michiko Suzuki), Phan Văn Minh Ý (Eiji Suzuki). Ông sáng lập Hệ phái Suzucho Karatedo. Suzucho là

TỔ SƯ CHOJI SUZUKI HUẤN LUYỆN CHO ĐỘI DU KÍCH BA TƠ NĂM 1945

 ghép từ họ Suzuki và tên của ông là Choji (Linh Mộc Trường Trị) hay Linh Trường, cũng có nghĩa là “Tiếng chuông vang xa”. Sau Hiệp định Geneve, ông ở trong đoàn quân tập kết ra Bắc, nhưng do phương tiện nên trễ, ông cùng gia đình về định cư ở Huế. Lúc bấy giờ việc mở lò dạy võ rất khó do chính quyền cấm đoán, muốn phát triển diện rộng phải dạy võ ở Ty cảnh sát thời ấy. Ông có phương tiện là chiếc xe Mobyllet màu vàng cũ kĩ và một căn hộ nhỏ hẹp, vỏn vẹn chỉ có hai phòng tập, một phòng giành cho Karatedo và một phòng giành cho Judo, tất cả không quá 200 m2 (ở dưới chân cầu Đông Ba) số 8 - Võ Tánh (hiện nay là đường Nguyễn Chí Thanh, Thành Phố Huế). Từ năm 1956, ông đã truyền thụ cho một số môn đồ tâm huyết làm nòng cốt. Đến năm 1963, võ đường Suzucho Karatedo Ryu Suzuki Dojo Noen mới chính thức hoạt động thu nhận môn sinh với môn qui rất nghiêm khắc, bằng phương pháp truyền thống rất phong phú, khoa học và thực dụng như phương pháp Tewaza, Te-Ashiwaza, Ukewaza, Oyodosa vv... Ngoài ra ông đã truyền thụ cho những học trò tâm đắc của ông Kỹ thuật Trấn môn đó là kỹ thuật Kumanote (riêng kỹ thuật đặc biệt này, người rèn luyện phải mất thời gian từ 2 đến 3 năm). Phương pháp đào tạo của ông cho một môn đồ lên đến Huyền đai đặc biệt ở chỗ là phát triển chuyên sâu sở đắc một trong các nội dung chương trình, như về kỹ thuật (Kihon), đối kháng (Kumite) kèm theo thuật sơ cứu (Kuatsu), quyền pháp (Kata) v.v... Hệ thống quyền pháp chính thì có 6 bài Yen, 3 bài Maki, là những bài quyền đặc dị của hệ phái. Yen mang ý nghĩa về sự giàu có, ở đây không những chỉ sự sung mãn vật chất mà cả giàu có tri thức. Maki là quyển (cuộn), mang ý nghĩa về sức mạnh tự thắp sáng để vượt qua những ghềnh thác trong phận người do phát triển tuệ giác.
Cũng từ chiếc nôi này, học trò của ông không những rèn luyện đầy đủ yếu tố tinh thần và thể chất của Võ sĩ đạo mà còn lan tỏa do ứng dụng thành công tinh thần nghệ thuật Karatedo ở nhiều lãnh vực khác trong cuộc sống của họ. Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng năm 1975, tại Thừa Thiên Huế - chiếc nôi của nền Karatedo truyền thống, học trò xuất sắc của ông là Lê Văn Thạnh (03 nhiệm kỳ đượcChưởng môn bổ nhiệm làm Trưởng tràng) - Đệ bát đẳng Karatedo Suzucho Ryu, Đệ ngũ đẳng Karatedo Shotokan Ryu, Trưởng tràng Hệ phái Suzucho Karatedo Ryu, Phó Chủ tịch Liên đoàn Karatedo Việt Nam, Huấn luyện viên Đội tuyển Karatedo Việt Nam, Trọng tài Quốc gia, Trưởng bộ môn Karatedo Thừa Thiên Huế, Chuyên gia Karatedo Đội tuyển Lào, tiếp nối bước thầy, ông đã khôi phục và phát triển phong trào với qui mô rộng lớn, đào tạo nhiều đội ngũ vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài Karatedo, đã giành nhiều rất nhiều huy chương vàng, bạc ở các giải Khu vực, Châu lục và Thế giới. Hiện nay, Hệ phái Suzucho Karatedo đã chuẩn hóa kỹ thuật hài hòa với bốn Lưu phái chính là: Shotokan Ryu (Tùng Đào Quán Lưu), Wado Ryu (Hòa Đạo Lưu), Shito Ryu (Mịch Đông Lưu) và Okinawa Goju Ryu (Cương Nhu Lưu) để cải tiến phương pháp huấn luyện và luyện tập được phát triển trên diện rộng phù hợp trong giai đoạn đất nước hội nhập và phát triển và quảng bá rộng rãi với quần chúng. Hệ phái Suzucho Karatedo vừa qua đã xuất bản bộ sách: “Giáo trình chuẩn hóa kỹ thuật quyền pháp Suzucho Karatedo Ryu”. Hệ phái Suzucho Karatedo có thể hoà trộn, thẩm thấu Karatedo Hiện đại và Karatedo Truyền thống để biết người, hiểu mình nhưng không đánh mất nét đặc trưng của Suzucho Karatedo Việt Nam. Hệ phái Suzucho Ryu đã tiến hành Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2007-2012) tại TP.Hồ Chí Minh, đã thống nhất 9 chương trình hành động cụ thể của nhiệm kỳ này với tinh thần đoàn kết, trí tuệ, sáng tạo, chủ động hội nhập và phát triển. Đại hội đã thông qua sửa đổi môn quy, quyết định kể từ nay hệ phái có tên gọi là Suzucho Karatedo Ryu (Linh Trường Không Thủ Đạo Phái), Tổ sư của Suzucho Karatedo Ryu: Choji Suzuki (Phan Văn Phúc), Chưởng môn đời thứ hai: Tokuo Suzuki (Phan Văn Minh Đức), Thư ký Chưởng môn: Hakura Suzuki (Ngô Văn Quý) và Trưởng tràng Suzucho Karatedo Ryu: Lê Văn Thạnh.

Chưởng môn Tokuo Suzuki

đăng 07:56 17 thg 5, 2011 bởi Người dùng không xác định   [ đã cập nhật 23:38 10 thg 7, 2011 ]

Chưởng môn Tokuo Suzuki (Phan Văn Minh Đức)

 Võ sư Tokuo Suzuki (Phan Văn Minh Đức) sinh ngày 23 - 2 - 1957 tại Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên, Việt Nam.
Là Trưởng nam của Tổ sư Choji Suzuki trong một gia đình có 3 anh chị em. Trưởng nữ là Phan Thị Ngọc Mỹ (Michiko Suzuki), Thứ nam Phan Văn Minh Ý (Eiji Suzuki).
Năm 1963 được Tổ sư Choji Suzuki đích thân truyền dạy võ thuật Karatedo và Judo tại võ đường Linh Trường Không Thủ Đạo số 8, Võ Tánh Thành Phố Huế.
Từ năm 1972 là Huấn luyện viên các khoá Karatedo và Judo tại võ đường Linh Trường Không Thủ Đạo số 8, Võ Tánh Thành Phố Huế. 
Ngày 18 - 2 - 1978 theo Tổ sư hồi hương về Nhật Bản sống tại Thành Phố Tagajo, Tỉnh Miyagiken Japan, vẫn thường xuyên được Tổ sư truyền dạy Karatedo, Judo, Y học và khoa châm cứu gia truyền.
Từ năm 1978 đến năm 1983 theo học và tốt nghiệp Đại học Khoa ngoại ngữ tại Tagajo shi - Miyagiken Japan thuộc Bộ Văn hoá Giáo dục Nhật Bản.
Từ năm 1983 đến năm 1986 tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh ngành Thực phẩm Daimaru ở Yamagataken Japan. 
Từ năm 1986 đến năm 1996 là Trưởng cửa hàng thuộc Công ty Thực phẩm Tokyu ở Sendai shi, Miyagiken Japan.
Từ năm 1996 đến năm 2002 Phó Giám đốc Công ty Thực phẩm Tokyu ở Shendai shi, Miyagiken Japan. 
Từ năm 2002 đến nay là Chủ nhà hàng Đặc sản Việt Nam đầu tiên và duy nhất ở miền bắc Nhật Bản thuộc Thành Phố Sendai, Tỉnh Miyagiken Japan.
Từ năm 1995 đến nay là Chưởng môn Đời thứ II Hệ phái Suzucho Karatedo Ryu.

(Hình ảnh Võ sư Suzuki Tokuo đăng quang Chưởng môn đời thứ II)

Lịch sử KARATE

đăng 01:49 29 thg 4, 2011 bởi Người dùng không xác định   [ đã cập nhật 00:25 22 thg 7, 2011 ]



Karate hay Karate-Do (Không Thủ Đạo) là một môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản). Karate là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh........
 

Karate hay Karate-Do (Không Thủ Đạo) là một môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản). Karate là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở. Trong Karate còn có các kỹ thuật đấm móc, các kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật ngã và những kỹ thuật đánh vào chỗ hiểm. Để tăng sức mạnh cho các động tác tấn đỡ, Karate sử dụng kỹ thuật xoay hông hay kỹ thuật kime, để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể vào thời điểm tác động của cú đánh.

Xuất xứ tên gọi "Karate - 空手"

Trước đây, Karate chỉ giới hạn ở Okinawa, môn võ này được gọi là Totei theongôn ngữ ở đây, và được viết là 唐手 (tangsho, Đường thủ, tức các môn võ thuật có gốc từ Trung Hoa). Vào thời kỳ Minh Trị, môn võ này bắt đầu được truyền vào lãnh thổ chính của Nhật Bản, thì chữ 唐手 được phát âm theo tiếng Nhật là Karate và giữ nguyên cách viết này. Tuy nhiên, do 唐手 thường bị hiểu không đúng là "võ Tàu", cộng thêm việc môn võ này thường chỉ dùng tay không để chiến đấu, nên người Nhật bắt đầu từ thay thế chữ  bằng một chữ khác có cùng cách phát âm và mang nghĩa "KHÔNG", đó là . Tên gọi Karate và cách viết 空手 bắt đầu như vậy từ thập niên 1960. Giống như nhiều môn khác ở Nhật Bản (Trà đạo, Thư đạo, Cung đạo, Kiếm đạo, Côn đạo, Hoa đạo...),Karate được gắn thêm vĩ tố "Đạo", phát âm trong tiếng Nhật là "DO" (viết là). Vì thế, có tên Karate-Do (空手道) cho đến ngày nay.

Lịch sử hình thành

Theo nghiên cứu gần đây, người ta chỉ có thể đưa ra được những giả thiết về nguồn gốc của Karate là do tập đoàn người Hoa từ Phúc Kiến di cư theo con đường thương mại tới Okinawa và định cư tại thôn Kuninda ở Naha. Họ bắt đầu truyền các môn võ thuật Trung Quốc tại đây. Về sau, người dân địa phương kết hợp những kỹ thuật, đòn thế tinh hoa của các môn võ Trung Hoa cùng các điệu múa dân gian của vùng Okinawa tạo nên phương thức chiến đấu nhằm chống lại ách đô hộ hà khắc mà giới cai trị Nhật Bản áp đặt lên dân bản xứ bấy giờ. Tuy nhiên, xuất xứ chính xác của môn võ này còn chưa được xác định, bởi không tìm được thư tịch cổ nào ghi chép về môn võ này. Ngày nay, môn Karate được phát triển khá mạnh trên toàn thế giới và được chia ra rất nhiều nhánh hệ phái khác nhau như: Shotokan Ryu, Shito Ryu, Shorin Ryu, Wado Ryu, Goju Ryu, Kyokushinkai,… Tuy nhiên, hiện tại chỉ có 4 hệ phái được chính thức sát lập vào hệ thống Karate trên toàn thế giới đó là: Shotokan Ryu, Shito Ryu, Wado Ryu và Goju Ryu.

Phương pháp luyện tập

Việc tập luyện Karate hiện đại được chia làm ba phần chính: kỹ thuật cơ bản ("Kihon" 基本 theo tiếng Nhật), Quyền ("Kata" ) và tập luyện giao đấu ("Kumite").

- Kihon được tập luyện từ các kỹ thuật cơ bản như kỹ thuật đấm, đá và các thế. Đây là thể hiện "mặt chung" của môn võ mà phần lớn mọi người thừa nhận.

- Kata là các bài mẫu vận động và chiêu thức thể hiện các nguyên lý chiến đấu trong thực tế. Kata có thể là chuỗi các hành động cố định hoặc di chuyển nhằm vào các kiểu tấn công và phòng thủ khác nhau. Mục đích của Kata là hệ thống hóa lại các đòn thế cho dễ nhớ dễ thuộc và những bài kata đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp tùy theo trình độ và quá trình tập luyện của môn sinh.Tuy nhiên nó không phải là các động tác múa.

- Kumite là các kỹ thuật đấu đối khán bằng tay chân. Có hai hình thức đấu đối khán trong Karate là đấu va chạm và bán va chạm. Hiện nay, luật Karate thế giới tổ cức cho các kỳ thi dành cho thế giới và khu vực như Seagames, Asiad… chỉ dành cho thể loại đấu bán va chạm. Còn thể loại đấu va chạm chỉ dành riêng cho các giải đấu của hệ phái Kyokushin và một số hệ phái Karate được người Mỹ kết hợp với môn Kickboxing.

 

5 điều huấn thị của tổ sư Funakoshi

Tổ  Funakoshi Gichin đưa ra 5 điều huấn thị đối với người luyện Karate chi phái Shotokan để rèn luyện đạo đức.

  1. Nỗ lực hoàn thiện nhân cách
  2. Luôn luôn chân thành
  3. Nuôi dưỡng tinh thần nỗ lực
  4. Trọng lễ nghĩa
  5. Kiềm chế các hành vi nóng nảy

 

Và 20 điều về Karate của tổ sư Funakoshi

1. Đừng quên Karate bắt đầu bằng Lễ, kết thúc cũng bằng Lễ.

2. Karate không nên ra đòn trước.

3. Karate phải giữ nghĩa.

4. Trước tiên phải biết mình rồi mới đến biết người.

5. Kỹ thuật không bằng tâm thuật.

6. Cần để tâm thoải mái.

7. Khinh suất tất gặp rắc rối.

8. Đừng chỉ có lúc nào ở võ đường mới nghĩ về karate.

9. Rèn luyện Karate cả đời không nghỉ.

10. Biến mọi thứ thành karate, như thế sẽ nắm được sự tuyệt vời của nó.

11. Karate giống như nước nóng, nếu ngừng hâm nóng thì sẽ nguội lạnh.

12. Đừng nghĩ thắng, hãy nghĩ đừng bại.

13. Chuyển hóa bản thân tùy theo đối phương.

14. Kết quả cuộc đấu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát.

15. Hãy nghĩ chân tay người cũng là kiếm.

16. Hễ ra khỏi nhà là có cả triệu địch thủ.

17. Người mới tập có thể còn gượng gạo, nhưng về sau phải thật tự nhiên.

18. Phải tập Kata thật chuẩn, nhưng nhớ là thực chiến sẽ khác đi.

19. Nhớ kiểm soát độ mạnh yếu của lực, độ linh hoạt của cơ thể, độ nhanh chậm của đòn thế.

20. Luôn chín chắn khi dụng võ.

 

Sơ lược về Võ sư Funakoshi Gichin

Funakoshi Gichin sinh ngày 10-11-1868 và mất ngày 26-4-1957 tại Shuri thuộc Okinawa, là người sáng lập ra hệ phái Karate Shotokan và được coi như người cha hiện thân của Karate hiện đại.

Thuở thiếu thời, Funakoshi đã tỏ ra là một người có năng khiếu về võ học, ông đã được học rất nhiều môn võ truyền thống và đều tỏ ra là một học trò xuất sắc. Người được coi là người thầy đầu tiên dẫn dắt ông trên con đường Karate đó là võ sư Anko Azato, một bật thầy về Karate và Kendo cổ xưa.

- Năm 1902, ông chính thức thành lập hệ phái Shotokan và phát triển rộng khắp Okinawa.

- Năm 1922, Shotokan chính thức được đưa vào Nhật và thu hút rất nhiều người tập luyện.

- Năm 1936, Đạo đường của Shotokan được chính thức dựng lên tại Tokyo.

Ngày nay, Shotokan đã phát triển rộng khắp trên Thế giới và được coi là hệ phái hùng mạnh nhất trong các hệ phái của Karate.

Article source: Sưu Tầm

Bốn hệ phái lớn của Karatedo

Năm 1930, thầy Kenwa Mabuni (Chưởng môn Hệ phái Shito Ryu) và Chojun Miyagi (Chưởng môn Hệ phái Goju Ryu) đã thành lập nhiều Câu lạc bộ Karatedo lớn ở Osaka (Nhật Bản).......

 

 

 

1) Hệ phái Shotokan Ryu (Tùng Đào Quán Lưu):

“Đòn đỡ cũng là đòn tấn công dưới sự bộc phát của cường lực (Kime) cao nhất”.

a) Sức mạnh: Tốc độ càng nhanh thì sức càng mạnh, cường lực càng dũng mãnh mới xuyên phá được mục tiêu như khi luyện công phá. Bạn phải tập trung sức mạnh bàn tay (hoặc chân) và khi va chạm phải xuyên suốt bất kỳ vật cản nào mới mang lại hiệu quả. Trong đối kháng hiện đại, khi một đòn đấm thuận vào trung tâm cơ thể đối phương, bạn dùng bàn chân trước để xoay mũi chân sau về trước, tay cùng chiều với chân đấm ra chuyển thân mình thành tấn trước, vai nghiêng 450 khi chân chạm đất trước mặt. Hiệu quả của nó là ở cường lực xuyên phá. Trong đối kháng truyền thống, lúc đối phương đang lao nhanh vào tấn công bạn là thời điểm bạn sử dụng sức mạnh tối đa, chỉ cần một kỹ thuật đá ngang (Yoko geri) cho hai lực nghịch cộng lại sẽ có hiệu quả tốt. Đỡ bằng nắm đấm (Ken) để ngăn chặn đòn tấn công của đối phương trực tiếp là lấy sức mạnh để phá vỡ sức mạnh.

b) Tốc độ: Đỡ nhanh nhẹn, nhu nhuyễn. Nó thuần về kỹ thuật tay mở (Sho), không va chạm trực tiếp, để linh hoạt dự bị cho những kỹ thuật phản công ngay sau khi đỡ. Đồng thời, bạn phải phối hợp tốt di chuyển thân pháp nhanh nhẹn để thực hiện kỹ thuật.

Những kỹ thuật căn bản nhưng được tập luyện thường xuyên như: Jodan age uke, Chudan uchi uke, Gedan Barai để được chuẩn xác phương hướng, phát lực hiệu quả. Sau đó, bạn tăng tốc độ, di chuyển theo đòn tấn công của đối phương. Những kỹ thuật này được biến thế qua kỹ thuật tay mở. Dạng này cũng được áp dụng trong các quyền thức các bài quyền nhập môn chủ yếu là nắm tay. Khi quá trình luyện tập lâu hơn, theo trình độ tăng tiến, bàn tay mở sẽ áp dụng nhiều hơn. Đòn đỡ của Shotokan Ryu là Tốc độ + Sức mạnh = Kime.

2) Hệ phái Wado Ryu (Hòa Đạo Lưu):

“Đòn đỡ cũng là điều kiện để tấn công”. Đòn đỡ luôn là động tác dự bị tấn công, nó sẽ không thực hiện nếu không nhằm mục đích tấn công. Đòn đỡ muốn có hiệu quả phải trên cơ sở đòn tấn công của đối phương nương theo chiều tấn công, không cản lại bằng những kỹ thuật Nagashi (dòng chảy), Inashi (đã qua) và Nori (cưỡi) để làm giảm lực tấn công của đối phương.

Khi đỡ đòn, kỹ thuật rất đa dạng, nhiều bộ vị trên cơ thể được sử dụng triệt để, tiến thoái xoay chuyển được chia đều cho toàn thân để nương một cực nhỏ chống đối lại cực lớn với phương pháp “Tam vị nhất thể” (3 trong 1). Ví dụ: đối phương tấn công một đòn đấm vào mặt, bạn sẽ nương theo đòn ấy chia đều khoảng cách cho các kỹ pháp: chuyển vị tức là thay đổi vị trí chân, chuyển thể tức là xoay chuyển toàn thân bằng hông và chuyển kỹ tức là làm biến đổi kỹ pháp. Nếu được vậy, bạn sẽ không chỉ vận dụng nhiều kỹ thuật ở đôi tay mà là của kỹ thuật toàn thân.

Trong tập luyện, bạn luôn ý thức ”Phòng ngự là tấn công và tấn công cũng là phòng ngự”, không sử dụng kỹ thuật đơn điệu mà phải sáng tạo.

3) Hệ phái Shito Ryu (Mịch Đông Lưu):

“Quán tưởng (nhìn thấy) đối phương để có kỹ thuật phù hợp”. Hệ phái này chú trọng các động tác nhanh nhẹn, tư thế đối kháng với tấn cao di động hữu hiệu, ít sử dụng lực, không cứng nhắc nguyên tắc mà sáng tạo phù hợp theo thể tạng mỗi người. Quan điểm của Hệ phái Shito Ryu theo phương châm:

a) Rakka (Cánh hoa rơi): Đón đỡ đòn tấn công của đối phương đến như hứng đỡ cánh hoa đang rơi xuống mặt đất.

b) Ryusui (Dòng chảy): Khi đỡ đòn tấn công của đối phương, ta phải nương theo lực đánh của họ như dòng nước chảy chứ không đỡ trực tiếp.

c) Ten-i (Hoán vị): Đòn tấn công của đối phương đến, chúng ta di chuyển thích hợp theo một trong tám hướng với đòn tấn công đó.

d) Kussin (Ẩn thân): Đòn tấn công của đối phương đến, chúng ta hóa giải bằng cách co duỗi thân thể, tạo khoảng cách an toàn mà đòn tấn công không thể va chạm được, ngay sau đó trở về vị trí cũ để phản công.

e) Hangeki (Phản kích): Phòng ngự và tấn công là một (Công phòng nhất thể), các bạn hóa giải được từ dự đoán được đòn tấn công của đối phương và phản công ngay cử động đầu tiên.

Tất cả phương pháp hóa giải của Hệ phái Shito Ryu được tập luyện từ kỹ thuật căn bản đến quyền thức, luôn ước lượng tốc độ, sức mạnh đối phương để áp dụng kỹ thuật có lợi thế cho ta. Nếu bạn cảm thấy tình huống khoảng cách không có lực, hãy áp dụng “Cánh hoa rơi”. Bạn hãy luôn soi rọi, tìm kiếm kẻ hở của đối phương để có kỹ thuật phù hợp.

4 )Hệ phái Okinawa Goju Ryu (Cương Nhu Lưu):

Quan niệm của hệ phái này là “Chuyển động tròn” tức ứng dụng trong phòng ngự hoặc tấn công muốn có hiệu quả tốt, phải xoay chuyển liên động của các thành phần thân thể: hông, vai, cánh tay, chân v.v…Để hóa giải, bạn ứng dụng quán tính Moment (↑↔↓M=F. d ) vào kỹ thuật để lực mạnh nhất phát sinh vào giai đoạn giữa, khi lực va chạm đến sẽ bị triệt tiêu. Trong Goju Ryu, kỹ thuật được ước lượng tốc độ và sức mạnh, những sức mạnh không có lợi sẽ bị loại bỏ dần, kết hợp với các kỹ thuật nhu để cương nhu được nhuần nhuyển tạo ra sức mạnh tối đa. Hệ phái này chú trọng những điểm nhấn về các động tác nhanh-chậm-thả lỏng kết hợp sự điều khí hít thở cơ bụng, các kỹ thuật ngắn gọn, chặt chẽ. Phương pháp tập luyện có 3 cách:

a) Luyện kỹ thuật Hachisabaki (Tám tám): Cánh tay xoay chuyển theo hình số 8 tạo sự linh hoạt cho chân và hông. Phương pháp di chuyển 4 phương hướng chính 900 và 4 hướng chếch 450.

b) Kakie (Quái thủ): Tạo sự niêm dính của hai cánh tay.

c) Sanchin (Tam chiến): Bài quyền giúp tấn pháp kiên cố để phát triển toàn diện.

Karatedo có trên một trăm hệ phái, mặc dù có rất nhiều hệ phái khác nhau nhưng tất cả đều theo một hệ thống võ thuật thế giới.

Đến năm 1940, Karatedo được tôn vinh ở Nhật Bản, trở thành bộ môn tiêu biểu nhất trong làng võ thuật nước này, rất nhiều trường Trung, Đại học đã thành lập Câu lạc bộ riêng. Karatedo không những được giới trẻ yêu thích để phát triển thân thể cường tráng, giáo dục tinh thần và thể chất mà còn đến với giới trung niên, các em thiếu niên như một phương cách gìn giữ sức khỏe. Môn võ này cũng rất tiện ích cho người phụ nữ nào muốn có một thân hình thon thả và để tự vệ khi cần thiết.

Cũng vào năm này, thầy Choji Suzuki (Tổ sư của Karatedo Việt Nam) - Thuộc Hệ phái Takeno Uchi Ryu (Trúc Chi Nội lưu) của dòng thiền Soto (Tào Động) ở Nagasaki truyền thụ với mục đích “làm giàu tri thức, giàu ứng xử và giúp người là giúp mình”. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc vào năm 1945, thầy tình nguyện ở lại Việt Nam dạy những bài võ Karatedo truyền thống đầu tiên mang tính chiến đấu thực dụng cho bộ đội, tự vệ ở Liên khu bốn, sau đó chuyển công tác về Liên khu năm.

Đến năm 1956, thầy thành lập Đạo đường Linh Trường Không Thủ Đạo (Suzucho Karatedo Dojo Noen Ryu) tại Huế, Suzucho là họ và tên ghép của người sáng lập nhưng cũng có nghĩa là “Tiếng chuông vang xa”.

Hệ thống giảng dạy của hệ phái này là phương pháp Tewaza, Ashiwaza, Ukewaza, Ozodosad… cùng 9 bài quyền Yen và Maki nhằm mục đích “làm giàu tri thức, giàu ứng xử và không vì danh lợi cá nhân, quyền lực, được, mất, thực, hư ở cõi người” với tôn chỉ truyền thống: “Nhân ái, Trí tuệ, Dũng cảm” để rèn luyện tinh thần và thể chất, hành xử quang minh, chính trực, công bằng và cao thượng. Lấy sự chính trực và lòng chân thật làm hành trang đi tới Đạo.

Với môn quy rất nghiêm khắc, người nhập môn phải chuẩn mực đạo đức, tôn trọng Đạo đường (Dojo), nghi thức, trung thực với mọi người, không chửi thề, thậm chí không hút thuốc lá, uống rượu. Họ được tôi luyện để bình thản với thắng, thua ở đời thường bằng một niềm tin, thấu đáo mọi lẽ, với khát vọng, ước ao đã hoạch định để hành động nổ lực đến mục đích mong muốn, nhằm vươn tới Chân - Thiện - Mỹ.

Hệ phái Suzucho Karatedo Ryu có độ dày hoạt động khá lâu và nhất là thầy Chưởng môn sống gắn bó hơn nữa cuộc đời mình với Việt Nam - Nơi có truyền thống văn hóa lịch sử hào hùng nên hấp thụ nền văn hóa ở đây. Vì thế, môn võ này mặc nhiên trở thành Karatedo Việt Nam, có lực lượng môn sinh đông đảo nhất.

Hiện nay hơn bốn vạn người tập luyện hằng ngày với năm khu vực của sáu mươi tư tỉnh, thành. Ngoài ra, hệ phái còn có trên mười Phân đường đã phát triển ở các quốc gia khác như Australia, Mỹ, Canada và Đông âu…

Thời gian qua, Karatedo Việt Nam đã gặt hái nhiều thành quả vẻ vang với rất nhiều huy chương vàng, bạc ở các giải Khu vực, Châu lục và Thế giới mang vinh quang về cho Tổ quốc. Tổ chức Hệ phái hoạt động theo truyền thống của cố Chưởng môn đời thứ nhất: Choji Suzuki, được sự bảo trợ của Uỷ ban Thể dục Thể thao Việt Nam.

Chưởng môn bổ nhiệm Trưởng tràng thành lập Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các Ban Chuyên môn. Chưởng môn có thể bãi miễn nếu Trưởng tràng và Ban Chấp hành làm việc không hiệu quả. Hiện nay, Hệ phái này đã chuẩn hóa kỹ thuật hài hòa với bốn Lưu phái chính là Shotokan Ryu (Tùng Đào Quán Lưu), Wado Ryu (Hòa Đạo Lưu), Shito Ryu (Mịch Đông Lưu) và Okinawa Goju Ryu (Cương Nhu Lưu) để cải tiến phương pháp huấn luyện và luyện tập được phát triển trên diện rộng. Môn võ này có thể hoà trộn, thẩm thấu Karatedo Hiện đại và Karatedo Truyền thống để trở thành Karatedo Việt Nam nhưng nét đặc trưng của Suzucho Ryu - Nền móng của tự vệ truyền thống sẽ không lẫn vào đâu được.

Ngày 18-3-2007, Hệ phái Suzucho Ryu đã tiến hành Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2007-2012) tại TP.Hồ Chí Minh, đã thống nhất 9 chương trình hành động cụ thể của nhiệm kỳ này với tinh thần đoàn kết, trí tuệ, sáng tạo, chủ động hội nhập và phát triển. Đại hội đã thông qua sửa đổi môn quy, quyết định kể từ nay hệ phái có tên gọi là Suzucho Karatedo Ryu (Linh Trường Không Thủ Đạo Phái), phù hiệu hệ phái theo đúng mẫu cũ (Sư huynh Hạ Quốc Huy thiết kế từ tháng 3-1973)

Tổ sư Suzucho Karatedo Ryu : Choji Suzuki (Phan Văn Phúc).

Chưởng môn đời thứ hai: Tokuo Suzuki (Phan Văn Minh Đức).

Học trò xuất sắc của thầy Choji Suzuki là: Lê Văn Thạnh, hiện Trưởng tràng Hệ phái Suzucho Karatedo Ryu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Karatedo Lâm thời Việt Nam - Trọng tài Quốc gia - Huấn luyện viên Đội tuyển Karatedo Việt Nam - Trưởng Bộ môn Karatedo tỉnh TT Huế

Lê Công - Phó Trưởng tràng Hệ phái Suzucho Karatedo Ryu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Karatedo Lâm thời Việt Nam - Huấn luyện viên Trưởng Đội tuyển Karatedo Việt Nam - Trọng tài Quốc gia; Phó Trưởng tràng Ngô Văn Thanh, Phó Trưởng tràng Nguyễn Tấn Kiệt và Tổng thư ký Nguyễn Ngọc Thạo…

Ngoài ra, còn có các cao đồ và môn đồ như Henry Nguyễn Xuân Dũng, Hạ Quốc Huy, Trần Đình Tùng, Khương Công Thêm, Hoàng Như Bôn, Nguyễn Bá Kiều, Trần Định, Dương Đình Vinh, Nguyễn Chí Trí, Tôn Vĩ Đại, Trương Dẫn, Nguyễn Đình Kỉnh, Phan Hữu Bốn, Nguyễn Thông, Trương Đình Hùng, Lê Văn Phước, Hoàng Công Minh, Nguyễn Đình Anh Tuấn, Nguyễn Thành Tự, Nguyễn Phi Hổ, Huỳnh Văn Muôn, Lê Văn Lộc, Lê Văn Thọ, Hồ Vũ Sang, Vũ Kim Anh, Nguyễn Nguyệt Ánh, Nguyễn Đình Sơn, Dương Phước Hùng, Võ Ngọc Tín, Dương Đình Hội, Nguyễn Kính, Hoàng Mai Sơn, Phạm Hồng Hà, Hà Thị Kiều Trang, Nguyễn Thị Thảo Quyên, Hồ Thu Nguyệt Hằng, Nguyễn Hoàng Ngân v.v…đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển Karatedo Việt Nam ngày nay.

Thừa thiên Huế - Cái nôi của karatedo Việt Nam

đăng 00:54 13 thg 10, 2009 bởi Người dùng không xác định   [ đã cập nhật 23:40 10 thg 7, 2011 ]

 Thừa thiên Huế - Cái nôi của karatedo Việt Nam

Thầy Choji Suzuki

Người được xem là "ông tổ" của Karatedo Việt Nam là vị võ sư người Nhật Choji Suzuki thuộc hệ phái Uchi Ryu khi đưa môn võ truyền thống xứ Phù Tang du nhập vào Việt Nam từ 64 năm trước. Ông gắn bó và chọn Huế làm điểm khởi đầu cho chiến dịch truyền bá võ học của mình xuất phát từ niềm cảm mến con người và cảnh vật nơi đây luôn trầm tĩnh và nhẹ nhàng, hợp với võ đạo. Đặt những viên gạch đầu tiên xây nên cái nôi Karatedo cho Việt Nam Choiji Suzuki (sinh năm 1918, mất năm 1995) trở thành niềm tự hào của người dân cố đô suốt từ thế kỷ trước nay. Từ đây nhiều lớp huấn luyện viên và vận động viên tài năng đã ra đời và góp phần phát triển môn võ mới trên khắp đất nước và dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Ngược dòng lịch sử...

Lớp võ sĩ karatedo của Thừa Thiên Huế thời ấy

Trước khi lập môn tại Huế, những năm 40, Choji Suzuki (ngoại hiệu là Suzucho- Linh trường không thủ đạo) đi ngược ra phía Bắc và truyền dạy kỹ năng cận chiến trước kẻ thù cho các chiến sĩ đặc công, trinh sát của quân đội nhân dân Việt Nam tại vùng núi Cao Bằng, Lạng Sơn. Khi ấy, ông thầy Nhật được gọi với cái tên Việt Nam thân mật là Phan Văn Phúc.Ông vào sinh sống ở vùng Tam Quan (Bồng Sơn, Quảng Nam) và lập gia đình với người vợ Việt Nam là bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ. Chuyển cả gia đình vào mưu sinh tại thành phố Huế từ đầu những năm 60, ông trú tại số 8 Võ Tánh (nay là đường Nguyễn Chí Thanh), nơi về sau trở thành võ đường karatedo đầu tiên tại Việt Nam.

Thăng trầm những bước đầu phát triển

Ban chấp hành hệ phái đời thứ 8
Ảnh chụp năm 1973

Thời loạn lạc, ít ai có cơ hội được học võ một cách có bài bản ở một trường lớp nào đó. Sự hà khắc của chế độ Ngô Đình Diệm đã ngăn cấm mở các lớp dạy võ. Nếu có thì chỉ có thể dạy và học chui, lén lút.Ngày 1/11/1963, khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Nha thanh niên khi ấy mới cấp giấy phép cho Choji Suzuki chính thức mở võ đường Suzucho chiêu sinh tại số 8 Võ Tánh (Thành phố Huế) với hai lớp karatedo và judo. Từ đó, những lứa học trò karatedo đầu tiên của Việt Nam xuất hiện: Ngô Đồng, Khương Công Thêm, Trần Đình Tùng, Hà Quốc Huy... Nhưng lứa học trò tâm đắc nhất của ông thầy Nhật chính là 7 võ sĩ thuộc khóa đào tạo đặc biệt Bodankumi (Lê Văn Thạnh, Phạm Lạc, Võ Lệ Vàng, Nguyễn Khoa Tín, Chế Văn Nhật, Nguyễn Văn Thanh, Lê Bá Hóa). Khóa Bodankumi thời ấy được xem là khóa đào tạo huấn luấn viên của môn karatedo nên được thầy Suzuki chăm chút kỹ lưỡng và truyền đạt hầu hết những tinh hoa của hệ phái Uchi Ryu. Thời ấy, học phí cho một tháng học khoảng 500 đồng Đông Dương (tương đương như một bao gạo loại 100kg), khá cao nên ít người đủ khả năng chi phí theo đuổi. Phạm vi phát triển của karatedo chỉ trong thành phố Huế với lượng võ sinh ít ỏi. Cũng có khi học trò vừa phải làm việc kiếm tiền để theo học nhưng về sau không nổi nên đành bỏ dở giữa chừng. Ông Suzuki cũng mở thêm một lớp karatedo cho giới sinh viên Huế theo học với mục đích rèn luyện sức khỏe là chính.

Đại gia đình karatedo của võ sư Lê Văn Thạnh

Năm 1973, do có các môn sinh karatedo ở Đà Nẵng, ông thầy Suzuki giao chức Trưởng tràng trông coi võ đường Suzucho ở Huế lại cho người học trò ưu tú nhất là Lê Văn Thạnh để chăm chút cho những lứa học trò ưu tiếp sau. Nhận nhiệm vụ từ thầy, nhưng người học trò Tam đẳng Lê Văn Thạnh không tỏ ra bối rối mà tiếp quản và xây dựng võ đường trở nên mạnh hơn nhờ những năm tháng quen sống với nếp sinh hoạt và dạy dỗ của ông thầy Nhật. Ông Lê Văn Thạnh kể lại: "Sau ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975), các sân tập võ phải tạm ngưng một quãng thời gian vì Nhà nước ta phải xem xét và đánh giá lại đường lối phát triển của võ thuật. Cho tới năm 1980, sự việc mới bình thường trở lại, nhưng không được tự do mở lớp như trước mà buộc phải tuân theo sự quản lý chặt chẽ của chính quyền. Để duy trì các lớp đào tạo võ thuật, Thành đoàn thành phố Huế tổ chức những đội biểu diễn võ thuật cho những ngày lễ lớn hàng năm và buộc các môn phái phải đăng ký số lượng tham gia cụ thể để dễ bề quản lý...". Không chỉ một mình ông gắn bó với karatedo, người vợ hiền và 4 người con (1 gái) đều đã theo ông suốt con đường gây dựng phong trào tập luyện võ thuật ở Huế từ bấy tới nay. Hiện tại, ba người con trai của ông cũng trở thành huấn luyện viên chủ chốt của karate của tỉnh (Lê Văn Phước, Lê Văn Lộc và Lê Văn Thọ). Sau giải phóng, võ đường Suzucho đóng cửa nên mảnh sân nhỏ của nhà võ sư Lê Văn Thạnh (số 116, Chi Lăng) trở thành võ đường karatedo tới khi được Sở Thể dục thể thao tỉnh đầu tư cho cơ ngơi mới tại số 57 Nguyễn Huệ (từ năm 1995).

 

Linh hồn karate

đăng 00:53 13 thg 10, 2009 bởi Người dùng không xác định   [ đã cập nhật 23:42 10 thg 7, 2011 ]

 

Linh hồn karate

Không nghi ngờ gì, một trong những nhân tố quan trọng nhất là cần phải trở nên thật sự giỏi Karate, đó mới chính là linh hồn cơ bản của Karate - Đây là sự quyết tâm và lòng can đảm thể hiện ra trong từng sự chuyển động - Nếu không có ý thức xác định rỏ này, các chuyển động của Karate trở nên trống rổng , mõng manh và không có sức sống . Hãy giử trong tâm trí rằng : Tinh thần này không thể đạt tới những chuyển động tốt nếu không có sự phản ứng cùng lúc của cơ thể và trí não.
*Mu - Shin (Tập trung chú ý) :
Nguyên tắc của Mu-Shin là khả năng sáng suốt của trí óc trong tất cả các suy nghĩ của bạn - Lúc đầu điều này hình như hơi lạ và không có mục đích - Khi một người cố gắng để tìm hiểu một điều gì đó thật rỏ ràng, Anh thường đứng ở vị trí xem liệu nên làm gì để quan sát được nó một cách rỏ ràng và bao quát. Anh ta sẽ trong khả năng có thể của mình cố gắng quan sát thật kỷ và thật gần. Anh ta sẽ nhìn vào vật thể đó như thể anh ta có thể nhìn xuyên thủng qua nó, cái nhìn anh ta ngày càng kỷ hơn và chính xác hơn .
Những võ sư của Đạo Thiền (Zen) không nhìn vào đối tượng, Ông ta để cho đối tượng đó nhìn chằm chặp vào Ông ta. Ông ta không quan tâm để ý đến đối tượng đó bằng mắt hay bằng trí não, cũng chẳng cố gắng dự tính rằng đối tượng đó ở trong trí não của mình .Thay vì việc Ông ta giũ khỏi nó hoàn toàn trong trí óc mình mà còn cho phép đối tượng đó tự nó tác động vào Ông ta - Ông ta không cần nhìn một cách giử dằn vào nó để đưa nó vào trong trí não của mình - Ông ta chỉ nhìn nó với một cái nhìn thật khoan dung . NGUYÊN TẮC NÀY ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG KARATE NHƯ THẾ NÀO ? Đầu tiên bằng sự nhận biết, khó khăn hơn nữa là bạn phải tập trung sự chú ý hoặc là nhìn vào đối thủ của mình, tối thiểu nhất là bạn cũng đã quan sát được anh ta - Để quan sát đối thủ của bạn một cách tổng thể, bạn phải xem anh ta như đang hiển hiện trước mặt, anh ta là một sự kết hợp các kỹ thuật vô tận của một số chiến thuật, chiến lược không giới hạn - anh ta là một con người mặc dù sở hửu tất cả nhưng vẫn có những sự giới hạn, sự sợ hãi và sự mềm yếu của nòi giống chúng ta - dù sao nhìn vào đối thủ của bạn bằng bất cứ cách nào bạn cũng sẽ bị yếu đi cái thế của bạn . Để quan sát được đối thủ của bạn, bạn phải tỉnh táo, sáng suốt trong mọi suy nghĩ của sự tự vệ hay kỹ thuật, hãy nhìn chăm chăm vào đôi mắt anh ta và quan sát tất cả, bởi vì bạn sẽ hoàn toàn nhận thức được trong tình trạng này, các hành động của bạn sẽ được phản ứng trực tiếp bởi trí não và thể xác của bạn, bạn sẽ không phạm sai lầm khi tình trạng này sảy ra .
*Sự liên tục (liên hoàn) :
Nguyên tắc của sự liên tục này rất quan trọng và khó để được hoàn hảo. Việc này đơn giản có nghĩa là sự phòng thủ của bạn sẽ bắt đầu, khi địch thủ bắt đầu tấn công bạn - Điều này không có nghĩa là cánh tay của bạn bắt đầu di chuyển khi cánh tay của địch thủ cùng bắt đầu di chuyển -
Sự phòng thủ được thể hiện ở đây chính là sự phòng thủ bằng trí não hay sự phòng thủ phản xạ của sự phối hợp trong cơ thể bạn, vì vậy mà khi sự phòng thủ trở thành có lý trí thì mọi sự phòng thủ của cơ thể bạn sẽ tác động lại như một cò súng - Khi xem một võ sư Karate đở một đòn đấm, người ta nghĩ rằng sự phòng thủ là chậm hoặc ngắt quãng . Điều này không hẳn là như vậy, tuy nhiên người võ sư chỉ đơn giản trì hoãn lại sự phòng thủ theo lý trí của mình đến khi ra đòn đúng lúc, đúng thời điểm, bởi vì sự chuyển động trong sự phòng thủ của Ông ta là một sự tác động trở lại nhanh và tột bực, Ông ta sẽ có thể đở được một đòn tấn công, cho dù đòn tấn công của đối phương đã hoàn thành được một nữa trước khi Ông ta bắt đầu có sự phòng thủ của mình.
Nếu bạn cho rằng đơn giản phát triển được những phản xạ tự vệ cho mục đích tự vệ một cách đầy đủ, tôi phải nói với bạn rằng bạn sẽ không đủ khả năng để điều khiển tốt được các phản xạ của mình - Một cái nhún vai vui đùa, có thể là tai hoạ cho trò đùa đó - Người mà phát triển những chuyển động phòng thủ thể xác ( cái mà trong sự chuyển động của Karate cũng có ) mà không có sự tập luyện hay rèn luyện của trí não có thể vô cùng nguy hiểm cho cả bản thân anh ta và cả những người khác nữa - Một người sẽ cảm thấy như thế nào nếu anh ta sử dụng các kỹ thuật tự vệ nguy hiểm vào một người mà anh ta lại không sử dụng được chúng ! Anh ta có thể rất dễ tự giết mình và làm chấn thương cho mình, đơn giản vì Anh ta đã có những ý nghĩ được nhận thức trước về các hoàn cảnh đó hay các tình huống đó - Anh ta sẽ xem người đó như thể là một tên xâm lược và anh ta chỉ có một cách duy nhất là giáng cho người đó 1 đòn chí tử.
Bản năng thể xác là một điều mà chúng ta luôn luôn muốn điều khiển được . Người môn sinh Karate, người mà sử dụng nguyên lý liên tiếp, không thể hiện những ý nghĩ được nhận thức trước của đòn tấn công hay phòng thủ, Anh ta cho rằng trong từng tình huống khác nhau, theo cảm giác của anh ta là gì, để phản ứng tới anh ta - chứ không phải là những ý nghĩ về các tình huống mà người ta thường nói đến - Một cái nhún vai sẽ không phải là để chọc tức người môn sinh để người môn sinh này có phản ứng đánh lại.
Môn sinh Karate luôn luôn duy trí “sự nhận thức “được những gì dang diễn ra chung quanh anh ta, và anh ta phải luôn luôn tỉnh táo - Bởi vì anh ta quan sát mọi người và mọi vật khác hơn so với hầu hết mọi người không phải là môn sinh Karate, anh ta sẽ không bị xáo trộn một cách dể dàng bởi những tình huống khác lạ . Bạn không những quan sát được nhiều hơn những gì mà bạn đang nhìn vào, mà bạn còn nhìn thấy nhiều hơn những gì mà nó hiện có .
*Sự cố gắng :
Nguyên tắc của sự cố gắng tương xứng gần với những nguyên tắc khác. Trong thực tế, mỗi nguyên tắc trong Karate đều liên kết mật thiết với những nguyên tắc khác, để thông suốt một nguyên tắc nào đó, bạn phải biết được tất cả các nguyên tắc. Khả năng để thể hiện sự di chuyển như đã được miêu tả trong phần “liên hoàn “ và để làm được điều này phải có “suy nghĩ thông suốt “ vì sự di chuyển là điều rất cần thiết để giãi thích sự cố gắng nghĩa là gì .
Các nguyên tắc chỉ được phát triển cho bạn về căn bản mà thôi. Bạn có thể tự tìm đến chúng bằng chính sự tập luyện Karate, nhưng bạn sẽ phải mất nhiều, rất nhiều năm - Các nguyên tắc chỉ có thể giúp bạn hiểu biết, chứ không thể giúp bạn sử dụng chúng được, nhưng bạn biết được chúng là gì và giúp bạn có các kỹ năng khi tập luyện chúng trong Zen, Kata và Sanchin, nó sẽ giúp bạn một cách xuất sắc trong việc cố gắng vươn tới sự hoàn hảo của Karate .

Những sự di chuyển phải được học kỹ trước khi bạn có thể cố gắng để điều khiển chúng bằng các phản ứng của trí óc và cơ thể. Điều này cần một thời gian dài, đừng trở nên thiếu sự can đảm vào những gì bạn đang tin mà làm giảm đi sự cố gắng - Karate không phải là những thứ mà bạn học trong 10 bài học (bài quyền) nhanh và dể đâu ! 
Lâu hơn cả sự học tập, đó là sự nhận biết được, có rất nhiều để mà có thể học, bởi vì Karaete rất khó khăn nhưng rất hấp dẫn, nó sẽ chẳng bao giờ trở nên buồn tẻ khi bạn ở tuổi 90, niềm yêu thích của bạn sẽ vẫn tuyệt vời như khi bạn đến võ đường trong buổi tập đầu tiên của bạn !
Tôi có thể khép lại chương này bằng một câu danh ngôn của Bồ Đề Đạt Ma được nói tại buổi thuyết trình của Phật Giáo, nhưng tôi cảm thấy nó cũng mang thật sự là Karate :
“ Nó chỉ có thể hiểu sau một quá trình tập luyện dài gian khổ và qua sự chịu đựng với những gì khó khăn nhất để chịu đựng, qua sự tập luyện với những gì khó khăn nhất để tập luyện. Người có mặc cảm về đạo đức và trí thông minh không được phép hiểu biết bất cứ điều gì về nó , vì tất cả sức lao động, siêng năng sẽ trở thành con số không “
*Thái độ trong Karate :
Trong việc nghiên cứu Karate dưới sự chỉ đạo của các Võ sư Okinawa, người ta không thể giúp cho sự nhận biết được con đường các võ sư hoạt động khi Ông đang ở trong nhà tập và khi Ông đang sống một cuộc sống đời thường hàng ngày. Cách thức của Ông khi xuất hiện là bình tĩnh, thanh thản - người võ Đạo Thiền Zen cũng có thái độ giống như thế này.
Thái độ trong Karate là gộp lại tất cả các cách ứng xử của người Thầy dạy Karate, thái độ này hay cách ứng xử chứa đựng tất cả các thời kỳ của cuộc sống người Thầy đó - với gia đình - với bè bạn và với học trò của mình . Không giống cách ứng xử của người Phương Tây (thay đổi cho phù hợp từng dịp ) thái độ người Thầy Karate là tự nhiên, không bao giờ thay đổi, để hiêu rỏ hơn về thái độ này, nào chúng ta cùng xem qua một số phẩm chất của họ:
*Sự khiêm tốn :
Để hiểu rỏ về tính khiêm tốn tiềm ẩn trong các vị Thầy Karate, chúng ta phải cố gắng hiểu sự khiêm tốn này như thế nào !
Người Phương Tây cho rằng tính khiêm tốn là một võ sĩ giản dị, không kiêu căng hay quyết đoán, Anh ta thấy rỏ rằng dạng khiêm tốn này có trong Karate, nhưng tôi tin chưa hẳn đúng, nếu xác định của sự khiêm tốn này là đúng, chúng ta có thể nói bất kỳ người nào đều không xứng đáng được tôn trọng khi mà được cho mình là khiêm tốn nhưng không có cái gì đáng để tự hào về mình cả. Điều này thì dù sao chúng ta cũng không nghĩ đến .
Chỉ có những người mà đã đạt tới một cái gì đó to lớn, vĩ đại và đang được mọi người tôn trọng, thì có thể tồn tại là tính khiêm tốn. Chỉ có người Phương Tây những người có mọi quyền tự hào, mà chứa đựng trong lòng tự hào của mình họ nói đó để mà khiêm tốn .
Những võ sư Karate tiềm ẩn một lòng kiêu hãnh lớn lao ở một dạng mà được thể hiện ra như là sự khiêm tốn. Họ biết rỏ những thành công to lớn do chính bản thân họ đã đạt được, tuy nhiên họ chưa bao giờ mất đi tầm nhìn của những sai lầm nghiêm trọng (lớn) của họ- Luật cương nhu trong Karate thậm chí được áp dụng ở đây : Sự phối hợp của các thái cực hình thành quan điểm hợp nhau, với sự hoà hợp này những võ sư Karate sẽ nói với những người học trò mới nhất của mình với tấm lòng chân thật và khiêm tốn cho đến lúc mà thái độ của các học sinh đó cho là phải.
*Sự vắng mặt của những ý nghỉ được nhận thức trước :
Mặc dù đã có sự quan tâm trước trong việc liên kết với một nguyên tắc của Đạo Thiền (Zen) , sự vắng mặt của những ý nghĩ được nhận thức trước lại được đề cập tới sự tôn trọng, tới thái độ của các võ sư Karate. Bất cứ khi nào một võ sư nói chuyện hay đối xử với mọi người, Ông làm điều đó không hề có sự suy nghĩ được nhận thức từ trước về người khác hay các cách cư xử. Ông không hề cố gắng phân chia con người (người đó) thành cái gì đó mà thật sự Anh ta không phải là như thế. Sự kết hợp của người võ sư Karate với mọi người là một sự kết hợp đẹp đẽ, bởi vì Ông đã cư xử với họ với một tâm trí rộng mở, Đối với người võ sư không muốn cảm giác bị tổn thương khi có một người bạn không trung thực, hơn thế nữa Ông còn duy trì một thời gian dài để chấp nhận người đó như là bạn của mình, nhưng chỉ một lần thôi, người đó là người bạn cho cuộc đời của Ông.
*Sự tự tin :
Cuộc sống của người võ sư là đầy lòng tự tin, những người Ông liên hệ đến đều có cảm giác tin tưởng và tin vào khả năng xét đoán của Ông. Người võ sư không tạo ra những quyết định theo thời, mà phân tích vấn đề trước khi sảy ra để tới một kết cục nào đó. Một quyết định đã được ra, Ông chấp nhận nó như thể là một quyết định đúng trong lúc bấy giờ và sự việc điều khiển nó phải thay đổi theo.
Người Võ sư chấp nhận thế giới như nó vẫn thế, biết rỏ cuộc sống không phải luôn luôn mềm mại và dể dàng. Ông biết rằng ngày mai Ông có thể chết hay một tai hoạ lớn đột ngột sảy ra. Điều này không ngăn trở Ông vui hưởng cuộc sống hôm nay, đối với Ông không có vấn đề (chuyện) nào làm Ông lo lắng cả, ngày mai với tất cả những khó nhọc hay hạnh phúc của nó sẽ đến, không có chuyện gì tác động đến Ông ta cả .
Người võ sư chấp nhận cuộc sống như cây liễu chấp nhận dông bão (gió) - Hơn nữa các trận chiến không thể tránh khỏi, trong họ lại bằng tinh thần quyết chiến không lay chuyển được như là cây SỒI, cây LIỄU ấy sẽ bị cong, nhưng không phải chịu đựng bất cứ khổ nhọc nào, trong khi cây SỒI đó sẽ chiến đấu và chiến đấu cho đến khi nó bị phá huỷ bởi sự bướng bỉnh của mình - Khi sự xung đột đến hãy chiến đấu với nó, nhưng đừng trở nên cay cú và cứng rắn vì chúng. Hãy nhớ rằng thế giới liên tục thay đổi và bạn cũng phải thay đổi cùng với nó. Ngày mai khi gió lặng, cây LIỄU sẽ trở về nguyên gốc của nó, trong khi cây SỒI sẽ có những cái sẹo và sự yếu đuối của ngày hôm trước .

 

Tài liệu tham khảo:

  • Tài liệu vào khoảng năm 1960 của thầy UECHI KANEI - Chưởng môn hệ phái UECHI RYU- Chủ tịch Hội Karatedo Uechi Ryu Okinawa

  • Tài liệu năm 1967 của thầy CHoji Suzuki - Chưởng môn đời thứ I hệ phái Suzucho Ryu

Trưởng tràng suzucho karatedo ryu

Hachidan Lê Văn Thạnh

Hiểu chữ "nhân " và chữ "đạo" trong võ thuật

đăng 00:52 13 thg 10, 2009 bởi Người dùng không xác định   [ đã cập nhật 23:44 10 thg 7, 2011 ]

Hiểu chữ "nhân " và chữ "đạo" trong võ thuật


A-“Tam cương” và “ Ngũ thường” là những chuẩn mực đạo đức làm người trong lễ giáo ngày trước, theo đà tiến bộ của xã hội, ngày nay “Tam cương” đã có nhiều ít thay đổi để phù hợp với xã hội đương thời, nhưng “Ngũ thường” cho đến nay trong chừng mực nào đó của giao tế, vẫn là những chuẩn mực còn giá trị với thời gian . Trong “ngũ thường” “nhân, lễ, nghĩa, trí tín” thì “nhân” đứng hàng đầu, là đạo đức đầu tiên để thẩm định giá trị, thẩm định nhân cách, tiêu chuẩn đánh giá đạo đức của mỗi người nói chung và của những người theo nghề võ nói riêng .

B/1-Hiểu một cách hạn hẹp theo nghĩa chiết tự chữ “nhân”( ) gồm hai chữ là “nhân” ( : con người) và nhị ( : hai) ghép lại với nhau - Nhân ( ) chính là lề lối cư xử của người với người trong giao tế xã hội. Cư xử với nhau như thế nào hợp lễ, hợp nghĩa , có trí, có tín, đó chính là “nhân” .

B/2-Hiểu một cách rộng rãi phổ biến hơn, nhân chính là công chính, từ ái, bao gồm tất cả các nét tốt, là đức tính thương người (theo Việt Nam tự điển trang 407) và vì thế nhân thường kết hợp với một số từ khác để thành những từ ngữ mang ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống như : “nhân ái, nhân đức, nhân hậu, nhân từ” và Nguyễn Du trong truyện Kiều cũng đã phân định rõ ràng giữa “hiếu” và “nhân” :
“Bán mình là hiếu, cứu người là nhân”

B/3-Đứng ở góc độ những người theo nghề võ , là những người mà mỗi cái cất chân, cất tay, nắm tay, bàn chân... đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng người khác, đạo “nhân” cần phải được chú trọng hơn, để khỏi làm thương tổn đến người khác, tổ sư Choji Suzuki dạy “ mình và mọi người đều phải tốt đẹp” đó là một khía cạnh về “nhân” trong võ thuật ; không những không làm thiệt hại thương tổn người khác mà còn nâng người khác lên để được tốt đẹp như mình - không làm đau đớn thương tổn người khác đã đành, phải cư xử trên cơ sở tình yêu thương (thương người như thể thương thân) đó là nhân ái - mang đến niềm vui cho người, đó là “nhân từ” - mà nếu có phải “nhấc chân, nhấc tay” thì nguyên tắc “hạ thủ lưu tình” (xuống tay còn giữ lại chút tình) đó chính là “nhân hậu” . Như thế, hơn ai hết người theo nghiệp võ không thể không đưa cái đức “nhân” lên hàng đầu để răn mình, dạy người và tôn vinh sự nghiệp của đời mình - “nhân” được đưa lên hàng “Đạo” .

C-“Đạo” trong “nhân đạo” (đạo nhân) :
Hiểu theo nghĩa chiết tự, Đạo ( ) là một chữ ghép gồm bộ Thủ ( ) là cái Đầu và bộ Xước ( ) là bước chân - Chân bước theo đầu, đầu hướng dẫn chân - Đó là những hành động có định hướng tốt đẹp và đúng đắn hợp tình hợp lý hợp lòng người .

Từ “Đạo” thường không dùng một mình mà kết hợp với một từ khác để mang một ý nghĩa phổ quát hơn : Đạo đức, đạo lý, đạo trường, đạo tâm.......

Đạo không mang một ý nghĩa hẹp là tôn giáo mà mang một ý nghĩa rộng lớn hơn là “con đường tốt đẹp “ mà mỗi người chúng ta phải noi theo.

Vậy thì tất cả những điều tốt đẹp là đạo, không tốt đẹp là sai đạo, lạc đường và riêng những người theo nghiệp võ cũng có đạo lý của riêng mình, đó là võ đạo, với những môn quy của từng trường phái, nhưng dù ở môn phái võ nào, có môn quy ra sao thì trọng tâm của môn quy ấy cũng phải dựa trên nền tảng đạo lý và cuộc sống của con người, không thể xa với con người .

Ý niệm về đạo không cụ thể như ý niệm về nhân, nhưng ta có thể hiểu một cách tổng quát và phổ biến “nhân và đạo” là hai tiêu chuẩn của xã hội để đánh giá những con người theo nghề võ. Hợp lòng người, cư xử tốt đẹp đó là “nhân” là “đạo” - làm những việc mà xã hội và pháp luật không công nhận là không còn “nhân” không còn “đạo” trong cuộc sống .

1-6 of 6