Đông y với võ thuậtLuyện tập sơ khai võ thuật thì không cần chú trọng đến bản chất, các phương pháp chữa trị khi biến chứng xẩy ra hoặc phản ứng của cơ thể với quá trình luyện tập. Khi luyện tập những thứ dễ bị lệch lạc hay khó thì các phương pháp thăm dò, theo dõi biến chuyển là một trong những trọng tâm của quá trình luyện tập. - Kinh, mạch, lạc
- Kinh là 12 đường trực hành liên hệ trực tiếp đến tạng phủ. Sự vận hành khí của võ thuật tuân thủ chặt chẽ theo sự chuyển động của các đường kinh.
- Mạch là 8 đường hay còn gọi là bát mạch như tám đại dương để khí từ các kinh đổ vào. Đây là những nơi được chú ý đến nhiều nhất trong võ thuật, hầu hết các hành giả luyện tập đều cố khai thông chúng.
- Lạc gồm 15 đường chạy lẫn trong các kinh âm và dương nối các đường kinh với nhau. Những lạc nhỏ là tôn lạc, phù lạc chạy khắp thân thể. Là phần phải thông qua để đạt đến vòng Đại Chu Thiên hoàn chỉnh.
- Huyệt đạo
Huyệt đạo là những điểm có khí tụ lại lớn, thường là những điểm giao nhau của nhiều đường kinh mạch. - Dựa trên các khái niệm khí huyết lưu chuyển trên võ thuật cho ra đời hai vòng lớn là Tiểu chu thiên và Đại chu thiên.
Huyệt đạo là những điểm nhạy cảm trên thân thể, theo đó người dụng võ có thể tấn công vào các huyệt đạo để gia tăng tính sát thương của đòn thế. Khi bị tấn công vào huyệt đạo, người chịu đòn có thể có những phản ứng rất đặc biệt: đau đớn dữ dội, chấn thương nặng, bất tỉnh,chết. Huyệt đạo trong võ thuật cũng gắn trực tiếp với các phương pháp cứu chữa người bị chấn thương, bệnh tật. Theo các võ sư, cơ thể có 108 huyệt đánh và 108 huyệt chữa trị, lại có 12 huyệt có thể đánh hẹn giờ chết. Các võ sư thường truyền dạy không chỉ phương thức tấn công huyệt đạo mà cả các phương pháp chữa trị bằng huyệt đạo như bấm huyệt, xoa bóp, châm cứu. Tuy nhiên, biết được vị trí huyệt đạo đã khó, biết được cần tác động bằng phương thức nào và độ sâu của đòn đánh đến đâu để đạt được hiệu quả tính cao nhất còn khó hơn. Bởi vậy, điểm huyệt và giải huyệt chưa bao giờ được truyền dạy một cách phổ thông, quảng bá cho tất cả các môn đồ của võ phái, do đó theo thời gian những tinh hoa này không tránh khỏi mai một và thất truyền.
Kinh (經 - đường dọc, sợi thẳng) là đường chính đi thông mọi chỗ. Lạc (絡 - đan lưới, mạng) là những nhánh phân ra từ Kinh. Kinh Lạc làm thành một mạng lưới nối tiếp, chằng chịt, phân bố khắp toàn thân. Kinh Lạc liên kết các tạng phủ, các tổ chức lại với nhau thành một chỉnh thể thống nhất. Năm 1986, bác sĩ Jean Claude Darras và các nhà y học tại viện Neker đã chụp hình được các đường Kinh Lạc bằng một máy ảnh điện tử đặc biệt. Các nhà khoa học tiêm vào một số huyệt một dung dịch chứa Tecnetic (một hoá chất có tính phóng xạ). Máy ảnh bắt được những tia Gamma phát ra từ chất này. Qua đó người ta thấy: Sau khi tiêm vào các huyệt, dung dịch chứa Tecnetic nói trên đã lan tỏa theo các Kinh phần nào trùng hợp với những Kinh được miêu tả trong các sách châm cứu. Ngược lại, nếu tiêm vào một điểm khác trên cơ thể thì dung dịch chỉ tụ lại một chỗ, không hề lan tỏa. Đáng chú ý nhất là các nhà y học đã xác định được rằng các Kinh châm cứu được chụp ảnh hoàn toàn không tương ứng với đường đi của mạch máu, đường gân hoặc đường dây thần kinh. Đó là các Kinh chức năng chạy theo những đường mà cho đến nay khoa học chưa hề biết đến. Hệ thống Kinh chính gồm 12 đường kinh, xếp theo thứ tự tuần hoàn kinh khí: Thủ Thái Âm Phế Kinh, Thủ Dương Minh Đại Trường Kinh, Túc Dương Minh Vị Kinh, Túc Thái Âm Tỳ Kinh, Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh, Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh, Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh, Túc Thiếu Âm Thận Kinh, Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh, Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh, Túc Thiếu Dương Đởm Kinh, Túc Quyết Âm Can Kinh. 12 đường Kinh chính, liên hệ trực tiếp đến tạng phủ, được chia thành bốn phần theo các chức năng của chúng: Thủ tam âmThủ tam âm là ba đường kinh âm trong cánh tay, thuộc lý, dẫn chân khí từ ngực vào tay, bao gồm: - Thủ Thái Âm Phế
- Thủ Quyết Âm Tâm Bào
- Thủ Thiếu Âm Tâm
Thủ tam dương
Thủ tam dương là ba đường kinh dương nằm mặt ngoài cánh tay, thuộc biểu, dẫn chân khí từ tay chạy lên đầu, bao gồm: - Thủ Dương Minh Đại Trường
- Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu
- Thủ Thái Dương Tiểu Trường
Túc tam dương
Túc tam dương là ba đường kinh dương nằm ngoài và phía sau đùi, thuộc biểu, dẫn chân khí chạy từ đầu xuống chân, bao gồm: - Túc Dương Minh Vị
- Túc Thiếu Dương Đảm
- Túc Thái Dương Bàng Quang
Túc tam âm Túc tam âm là ba đường kinh âm nằm mặt trong đùi, thuộc lý, dẫn chân khí chạy từ chân lên bụng, bao gồm: - Túc Thái Âm Tỳ
- Túc Quyết Âm Can
- Túc Thiếu Âm Thận
Mạch còn gọi là bát mạch là tám đường lớn chứa chân khí trong con người. Các mạch cắt ngang các đường kinh để tăng cường sự liên kết và lưu thông khí huyết. Tám mạch bao gồm: - Đốc mạch ở sau lưng, quản trị các kinh dương bắt đầu từ bộ phận sinh dục chạy dọc theo xương sống lên đỉnh đầu rồi vòng xuống đến nhân trung.
- Nhâm mạch ở phía trước, chịu trách nhiệm các kinh âm đi từ môi xuống ngực bụng rồi tới bộ phận sinh dục.
- Xung mạch còn gọi là huyết hải kiểm xoát khí và huyết toàn cơ thể đưa đến 12 chính kinh, bắt đầu từ bộ phận sinh dục chia làm ba nhánh, một chạy lên đầu, một nhánh chạy theo xương sống, một nhánh xuống tới bàn chân.
- Đới mạch chạy vòng quanh bụng như thắt lưng nối liền các kinh âm và kinh dương.
- Âm kiêu mạch bắt đầu từ gót chân chạy lên chân bụng ngực tới miệng.
- Dương kiêu mạch bắt đầu từ gót chân theo phía sau vòng qua trước mặt rồi ngừng lại sau gáy.
- Âm duy mạch từ gót chân chạy lên qua bụng ngừng lại ở cổ.
- Dương duy mạch từ gót chân lên theo chân qua người vòng qua đỉnh đầu ra trước mặt.
Lạc (絡 - đan lưới, mạng) trong Đông y là những nhánh phân ra từ Kinh. Các tài liệu kinh điển như Nội Kinh, Nan Kinh đều xác nhận có 15 Lạc Mạch, đó là: 12 Lạc của 12 Kinh, 1 Đại Lạc của Tỳ, 2 Lạc của Kỳ Kinh Bát Mạch. Những Lạc nhỏ là các Tôn Lạc, Phúc Lạc chạy khắp thân thể không được tính đến. Tuy gọi chung là Lạc Mạch nhưng xét về vị trí, chức năng, có thể phân làm 2 loại Lạc Mạch là Lạc dọc và Lạc ngang. Lạc dọc: là những nhánh tách ra từ Kinh chính, có thể đi song song với Kinh chính nhưng nó không đi vào sâu cũng không dài như các Kinh chính (Trung Y Học Khái Luận). Lạc ngang: (Sách Trung Y Học Khái Luận gọi là Biệt Lạc) là những nhánh từ kinh mạch rẽ ra, thường ngắn vì chủ yếu là nối kinh khí giữa các Lạc và nguyên huyệt của hai đường kinh có quan hệ Biểu Lý với nhau. Xét kỹ về Lạc Mạch, có thể nhận thấy: + Lạc ngang: đa số khu trú ở khủyu tay, bàn tay và bàn chân. + Lạc dọc: đi từ các kinh đến trực tiếp các tạng phủ và vùng đầu mặt. + Tôn Lạc: đa số nổi dưới da thành các mạch máu nhỏ.
- Thủ Thái Âm Phế Kinh bắt đầu từ trung tiêu đi vòng xuống ruột già rồi chạy lên ngực, yết hầu đi ra cánh tay rồi chấm dứt ở đầu ngón tay cái.
- Thủ Dương Minh Đại Trường Kinh bắt đầu từ đầu ngón tay trỏ chạy lên vai rồi chia thành hai nhánh, một xuống ruột già, một lên đầu chấm dứt ở cạnh mũi.
- Túc Dương Minh Vị Kinh bắt đầu từ cạnh mũi một đằng chạy lên đầu, một xuống ngực, bụng đùi chân rồi kết thúc ở ngón chân cái.
- Túc Thái Âm Tỳ Kinh từ ngón chân cái chạy lên bụng, chia thành hai nhánh, một lên vai qua cổ tới lưỡi, một từ dạ dầy qua hoành cách mạc chấm dứt ở tim.
- Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh bắt đầu từ tim chia thành ba nhánh, một qua hoành cách mạc xuống ruột non, một theo thực quản lên mắt, một qua phổi tới ngón tay út.
- Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh bắt đầu từ đầu ngoài ngón tay út chạy theo tay lên vai gặp đốc mạch ở huyệt đại trung chia thành hai nhánh, một xuống ruột non, một lên mặt đi vào tai.
- Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh bắt đầu từ mi tâm chạy lên đỉnh đầu rồi vòng xuống cổ đi cạnh đường xương sống rồi chia làm hai nhánh chạy xuống chân và kết thúc ở cạnh bàn chân.
- Túc Thiếu Âm Thận Kinh bắt đầu từ ngón chân út chạy theo chân qua gót chân lên đùi chia thành hai nhánh, một lên phổi, một lên lưỡi.
- Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh bắt đầu từ ngực nối liền tam tiêu rồi chạy sang cánh tay tới ngón tay giữa.
- Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh khởi đầu từ ngón tay đeo nhẫn chạy theo tay lên vai chia thành hai nhánh, một nối liền tam tiêu, một lên cổ vòng qua tai rồi ngừng lại tại mắt.
- Túc Thiếu Dương Đởm Kinh.
- Túc Quyết Âm Can Kinh bắt đầu từ ngón chân cái một chạy lên theo chân lên bụng đến ngực rồi quay lại bụng, một chạy lên cổ đầu mắt vòng qua đầu để gặp Đốc mạch.
- Đốc mạch
- Nhâm mạch
- Đại Lạc của Tỳ
|