ĐĂNG KÝ NHẬP MÔN

6 ĐIỀU TÂM NIỆM

6 ĐIỀU TÂM NIỆM

      Những môn sinh hệ phái Đoàn Long karate- do luôn khắc sâu tâm

         trí những điều sau :

1-    Nguyện  nhập  môn bằng trái tim đam mê võ thuật karate của mình

2-    Nguyện trung thành với hệ phái

3-    Nguyện tôn kính thầy ,lấy tiên chỉ của hệ phái làm trọng

4-    Nguyện vượt qua mọi khó khăn thử thách ,dẹp bỏ tự ái trau dồi kỹ thuật , tu dưỡng đạo đức để lương tâm trong sáng thân thể cường tráng hoàn thiện : nhân  ,nghĩa , lễ , trí ,tín

5-    Nguyện không có ác ý hay kiêu ngạo chỉ xử dụng võ trong trường hợp bất đắc dĩ ,gặp ân oán chỉ giải không kết , không có thái độ cử chỉ nhằm nhục mạ các môn phái bạn , không tự ý giao đấu với người ngoại môn khi chưa được phép của võ sư chưởng môn  hay phân đường trưởng

6-    Nguyện luôn trung thực thẳng thắn trong cuộc sống dù điều đó có bất lợi cho bản thân.

MÔN QUY HỆ PHÁI ĐOÀN LONG KARATE – DO VIỆT NAM

I – MỤC đích:  Đào tạo các thế hệ thanh – thiếu niên lành mạnh về tinh thần , cườngtráng về thân thể, hoàn thiện: NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ, TÍN.

1.    Trước khi nhập môn người xin học phải hiểu rõ về môn quy;

2.    Làm thủ tục nhập môn gồm có những giấy tờ sau :

a)   Đơn xin nhập môn ( có mẫu in sẵn );

b)   Sơ yếu lý lịch cá nhân, nếu dưới 15 tuổi phụ huynh sẽ làm thay;

c)    Nộp 2 ảnh cá nhân 4 x 6;

d)   Trong buổi làm lễ nhập môn các võ sinh phải đọc lễ tuyên thệ  (có in sẵn và phát cho môn sinh học thuộc trước ngày  làm lễ);

e)    Chỉ chính thức là môn sinh khi giấy tờ đã được Võ sư chưởng môn (hay người được Chưởng môn ủy quyền) phê duyệt.

II - NỘI QUY TẠI CÁC VÕ ĐƯỜNG:

1.    Vào phòng tập (Dojo ) môn sinh phải mang đầy đủ võ phục, thắt đai theo  đẳng cấp của mình và phù hiệu do Hệ phái ấn định;
2.    Môn sinh mặc thường phục chỉ được vào phòng tập nếu được phép của Võ sư hoặc Huấn luyện viên (HLV);
3.    Trong mỗi buổi tập HLV đứng lớp được toàn quyền quản trị phòng tập;
4.    Chỉ có Võ sư và Trưởng tràng  được dẫn khách vào phòng tập ngay trong buổi tập;
5.    Môn sinh phải chào kính trọng người trên và đáp lễ người dưới;
6.    Tất cả mọi người phải chào sau khi vào và trước khi ra khỏi cửa phòng tập;
7.    Môn sinh phải chào trước và sau mỗi buổi  tập;
8.    Môn sinh phải cố gắng tập luyện và nghỉ đúng giờ quy định cho buổi tập;
9.    Môn sinh tuyệt đối phải vâng lời Võ sư, Huấn luyện viên trong buổi tập;
10.                       Môn sinh phải chuyên cần tập luyện tại võ đường, nếu vắng mặt vì bất cứ  lý do nào phải có đơn xin phép trước;
11.                       Tất cả các Huấn luyện viên và môn sinh không được huấn luyện riêng nếu chưa được phép của Võ sư chưởng môn hoặc Trưởng tràng;
12.                       Tuyệt đối cấm xử dụng võ bừa bãi, cấm giao thủ với người ngoại môn nếu không có phép của Võ sư  hay Trưởng tràng;
13.                       Tất cả các môn sinh của Hệ phái nếu vi phạm môn quy sẽ bị đưa ra Hội đồng kỷ luật tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà xem xét.

III - HỘI ĐỒNG KỶ LUẬT :

1.    Thành phần hội đồng Kỷ luật

a.    Võ sư chưởng môn : Chủ tịch;

b.    Phân đường trưởng hay Trưởng tràng : Phó chủ tịch;

c.     Huấn luyện viên huyền đai làm hội viên;

d.    Huấn luyện viên  thực tập (đai nâu) dự thính không được luận bàn;

e.     Hội đồng kỷ luật sẽ do Chưởng môn triệu tập nếu Chưởng môn vắng mặt sẽ ủy nhiệm chức vụ Chủ tịch cho Phân đường trưởng  hay Trưởng tràng. Người đó có quyền triệu tập Hội đồng kỷ luật;

f.      Tùy theo lỗi phạm môn quy của môn sinh nặng hay nhẹ sẽ được Hội đồng kỷ luật các mức độ :

-         Cảnh cáo trước lớp tập;

-         Hạ cấp đai, thu hồi giấy chứng nhận đẳng cấp;

-         Cách chức;

-         Khai trừ khỏi Hệ phái, có thông báo cho Liên đoàn hoặc Hội võ thuật thành phố.

g.    Nếu Hội đồng kỷ luật xét thấy vô tội  sẽ tuyên bố môn sinh đó vô tội và phục hồi danh dự cho môn sinh đó;

h.    Kết quả xét xử sẽ được niêm yết tại võ đường;

i.       Hội viên Hội đồng  kỷ luật khi nhận được giấy mời họp không được viện lý do nào để vắng mặt vì môn sinh sẽ phải chịu theo kết quả xét xử của Hội đồng kỷ luật.

IV- CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN CỦA HỆ PHÁI ĐOÀN LONG KARATE -  DO

1.    Đẳng và cấp :

a.    Cấp: Gồm 10 cấp: Từ cấp 10 (đai trắng mới vào) đến cấp 01 (đai nâu);

b.    Đẳng: Gồm huyền đai đệ nhất đẳng đến huyền đai đệ tứ đẳng. Chưởng môn huyền đai đệ thất đẳng;

2.    Thời gian thi lên cấp dựa theo số giờ luyện tập tại các võ đường:

a.    Từ kyu thấp lên kyu cao số giờ tập ít nhất phải đủ 96 giờ để thi lên một cấp (khoảng 4 tháng x 12 buổi x 2 giờ)

b.    Từ đai nâu cấp 1 lên huyền đai đệ nhất đẳng phải có thời gian luyện tập 2 năm, trong 2 năm đó phải có đi tập sự (phụ giảng) tại Võ đường;

c.     Thời lượng từ huyền đai đệ nhất đẳng lên huyền đai đệ nhị đẳng phải tậpluyện và phụ giảng  liên tục trong 3 năm để hoàn thiện phương  pháp giảng dạy, luyện các kỹ thuật của khó của bản môn. Môn sinh phải nghiên cứu 1 đề tài do Võ sư chưởng môn hoặc Phân đường trưởng giao, đề tài liên quan đến võ lý và các kỹ thuật của hệ phái, sưu tầm và nghiên cứu các đòn thế liên quan đến đề tài trên;

d.    Từ huyền đai đệ nhị  đẳng lên huyền đai đệ tam đẳng ngoài đề tài nghiên cứu còn phải tự sáng tác 01 bài quyền (kata) từ 30 đến 45 thế áp dụng vào thi đấu, luyện kiai và các kỹ thuật sơ cứu chấn thương (kuatsu) phát triển nôị ngoại công;

3.    Các môn sinh đã được cấp huyền đai đệ tam đẳng  sau 03 năm sẽ làm đề tài   nghiên cứu võ học cả về đức võ và y võ nghiên cứu các huyệt đạo trên thân thể người, cùng với sự giảng dạy tại võ đường. Để phát triển Hệ phái cần luyện các đòn chuyên biệt  của hệ phái, nâng đỡ các bạn đồng môn cùng tiến và phát triển các Phân đường khác.

V- THI LÊN ĐAI CÁC CẤP

           Các môn sinh đã tập đủ số giờ quy định và thuần thục các kỹ thuật của cấp đai mình đang mang có quyền làm đơn xin phép được thi lên kyu hoặc đẳng. Đề nghị Phân đường trưởng của Phân đường mình đang tập hoặc Chưởng môn sắp xếp cho thi.

1.      Thi các cấp đai từ cấp 10 đến cấp 6 các Phân đường có thể tự tổ chức và mời  Hội đồng giám khảo của hệ phái đến  chấm thi;

2.        Thi các cấp từ cấp 5 đến cấp 1 sễ tổ chức tại Tổ đường của Hệ phái.

VI - HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO (HĐGK)

1.    Hội đồng giám khảo của Hệ phái sẽ chấm thi trong các kỳ thi do Hệ phái tổ chức;

2.    Tất cả các kết quả chấm thi phải do Chánh khảo của Hội đồng chấm thi đó ký xác nhận kèm theo biên bản chấm thi của các giám khảo;

3.    Kết quả các kỳ thi sẽ được công bố ngay sau khi kết thúc kỳ thi và có biên bản lưu trữ;

4.    Mọi chi phí trong các kỳ thi đều do võ sinh tự túc (ăn ở, đi lại..);

5.    Các môn sinh đăng ký thi phải đóng lệ phí thi theo quy định của kỳ thi đó;

6.    Mọi thể lệ thi sẽ được HĐGK thông báo và niêm yết tại các Phân đường;

7.    HĐGK gồm các thành phần sau:

a)    Võ sư chưởng môn : Chánh chủ khảo;

b)    Võ sư trưởng tràng hay  phân đường trưởng : Phó chủ khảo;

c)     Các HLV: Giám khảo.

VII - QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MÔN SINH

1.    Các môn sinh vào học tập tại Hệ phái ĐOÀN LONG Karate – do phải hoàn toàn tự nguyện gia nhập hệ phái;
2.    Phải đọc lời tuyên thệ của hệ phái trong buổi làm lễ nhập môn;
3.    Các môn sinh dưới 15 tuổi phải có phụ huynh bảo trợ;
4.    Các môn sinh có trách nhiệm đóng học phí đúng thời hạn;
5.    Phải tham gia các hoạt động xã hội của Hệ phái tổ chức. Bao gồm các giải thi đấu thể thao của thành phố hay quốc gia ,tham gia các biểu diễn chào mừng các ngày lễ hội của đất nước mà Hệ phái đảm nhận..vv
6.    Phải luôn tu dưỡng đạo đức siêng năng luyện tập các kỹ thuật đã học;
7.    Các môn sinh có đơn xin nghỉ tập dài hạn, khi đi tập lại sẽ được giữ nguyên cấp đai nhưng không được ở lại lớp cũ mà được tập ở lớp có trình độ tương đương tại thời điểm xin tập lại;
8.    Các môn sinh được học các kỹ thuật của Hệ phái và có quyền đòi hỏi sự tận tình giảng dạy của các Võ sư cũng như HLV;
9.    Được tham gia các kỳ thi lên đai các cấp hoặc đẳng khi đã đủ thời gian luyện tập tại các Phân đường của Hệ phái;
10.                       Có quyền khiếu nại lên Phân đường trưởng hay Võ sư chưởng môn nếu nhận thấy quyền lợi chính đáng của bản thân bị  xâm hại  (thiếu tận tình trong huấn luyện của các HLV hoặc có thái độ miệt thị trù dập cá nhân);
11.                       Được tham gia đóng góp ý kiến tư duy của mình  hay hành động xác thực để xây dựng nền tảng võ thuật của Hệ phái tinh xảo và lớn mạnh;
12.                       Các môn sinh đã được lên đai nâu cấp 1có kỹ thuật chuẩn mực có đạo đức tốt được chọn làm huấn luyện viên tập sự;
13.                       Huấn luyện viên tập sự sẽ được miễn ½  học phí hàng tháng và được dự thính trong các hoạt động của Hội đồng kỷ luật và Hội đồng giám khảo;
14.                       Các môn sinh huyền đai đệ nhất đẳng  tài năng xuất sắc, đạo đức tốt sẽ được chọn làm Huấn luyện viên chính thức;
15.                       Các Huấn luyện viên chính thức sẽ được miễn hoàn toàn học phí (có thể được hưởng thêm bồi dưỡng khi trợ giáo) được là thành viên Hội đồng giám khảo và Hội đồng kỷ luật;
16.                       Các huyền đai đệ nhị đẳng sẽ được Võ sư chưởng môn giao Võ đường mới để giảng dạy độc lập thành một Phân đường của hệ phái dưới sự giám sát của Tổ đường;
17.                       Các Huấn luyện viên cũng như các môn sinh phải có trách nhiệm gìn giữ  bảo vệ danh dự của hệ phái cũng như các thầy trong Hệ phái. Nếu có thái độ đồng tình với người ngoại môn làm mất danh dự của thầy mình cũng như của Hệ phái sẽ bị tước đai đẳng đuổi khỏi Hệ phái. Đại diện của Hệ phái sẽ thông báo bằng văn bản tới các cấp Hội hoặc Liên đoàn võ thuật của thành phố nơi đương sự thường trú;
18.                       Các HLV và Trợ giảng phải đóng lệ phí xây dựng hệ phái, và quỹ tình nghĩa theo quy định từng thời điểm;
19.                       Sử dụng quỹ tình nghĩa thăm hỏi bố mẹ và bản thân HLV hoặc Trợ giảng khi bị ốm đau hay mất  mỗi lần không quá mức quy định theo thời điểm;
20.                       Các HLV và trợ giảng nếu có bố mẹ hoặc bản thân ốm đau hoặc mất phải thông báo cho Phân đường trưởng hoặc Tổ đường;
21.                       Đối với Huấn luyện viên và Trợ giảng tại các Phân đường:

a)      Đảm bảo lịch lên lớp đúng thời lượng;

b)      Nghiêm túc giảng dạy theo đúng giáo trình quy định;

c)       Khi nghỉ dạy đột xuất phải có thông  báo cho Phân đường trưởng trước giờ tập ít nhất 02 giờ để kịp bố trí người dạy thay. Trường hợp nghỉ 02 buổi trở lên phải có đơn trình lên Phân đường trưởng;

d)      Tham gia tập luyện tập, tập huấn đầy đủ các buổi học hoặc khóa học dành cho HLV, Trợ giảng đảm bảo trình độ chuyên môn kỹ thuật;

22.                       Đối với các Phân đường trưởng phụ trách các Phân đường

a)    Chịu trách nhiệm trước hệ phái về tất cả công việc liên quan đến Phân đường do mình quản lý;

b)    Báo cáo định kỳ trước hệ phái tình hình hoạt động của Phân đường;

c)     Chịu trách nhiệm tuyển sinh, phát triển Phân đường  ngày càng lớn mạnh.

PHÂN ĐƯỜNG CỦA HỆ PHÁI  

Nhà thi đấu Đống Đa


 

  

DoanLongKaratedo-Contact form

đăng 00:21 23 thg 10, 2009 bởi Người dùng không xác định   [ đã cập nhật 00:52 11 thg 7, 2011 ]


1-1 of 1